Để phố đi bộ trở thành thương hiệu văn hóa Thủ đô | Hà Nội tin mỗi chiều
Phố đi bộ hồ Ngọc Khánh sẽ hoạt động trước Ngày Giải phóng Thủ đô
Khu vực hồ Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội sẽ được triển khai làm phố đi bộ vào dịp cuối tuần và đưa vào hoạt động trước ngày 10/10/2024.
Theo đề xuất của UBND quận Ba Đình, khu vực hồ Ngọc Khánh sẽ được triển khai làm phố đi bộ vào cuối tuần. Dự kiến phố đi bộ hồ Ngọc Khánh sẽ bắt đầu hoạt động vào dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Quận Ba Đình sẽ thực hiện dự án cải tạo hạ tầng kỹ thuật, chỉnh trang đô thị để thực hiện đề án tổ chức khu phố kinh doanh dịch vụ - đi bộ khu vực hồ Ngọc Khánh và phụ cận tại phố Phạm Huy Thông, phường Ngọc Khánh với giá trị tổng mức đầu tư gần 30 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách quận.
Lãnh đạo UBND quận Ba Đình cho biết, việc cải tạo hạ tầng kỹ thuật khu vực hồ Ngọc Khánh và phụ cận sẽ góp phần tăng cường năng lực tiêu thoát nước mưa; bảo đảm mỹ quan đô thị; tạo thêm tuyến phố gắn với các dịch vụ phục vụ người dân nhằm thúc đẩy các hoạt động kinh doanh, dịch vụ trong khu vực; tạo cảnh quan đẹp, văn minh, đưa khu vực này trở thành điểm người dân và khách du lịch vui chơi, thư giãn.
Quận Ba Đình sẽ lát đá cho lòng đường, vỉa hè, đường dạo khu vực hồ Ngọc Khánh và phụ cận; trồng bổ sung cây xanh bảo đảm mật độ 5 m2/cây, bổ sung dải cây xanh, vật kiến trúc trang trí; lắp đặt ghế ngồi, thùng rác, nhà vệ sinh công cộng; đèn chiếu sáng đường dạo; cổng chào phố đi bộ.
Đáng chú ý, với mong muốn gìn giữ giá trị lịch sử của vùng đất xưa, công tác cải tạo, chỉnh trang hạ tầng, kiến trúc đô thị được quận Ba Đình quan tâm đến những chi tiết gợi nhớ về Giảng Võ Đường.
Giảng Võ Đường vốn là địa điểm quan trọng ở Thăng Long xưa. Đây là khu vực luyện tập võ thuật, giảng dạy binh pháp, thao diễn quân sự cao cấp của các triều đại phong kiến. Di tích Giảng Võ Đường thời Hậu Lê được xác định nằm trên địa bàn các phường Giảng Võ, Kim Mã, Ngọc Khánh thuộc quận Ba Đình ngày nay.
Phố đi bộ hồ Ngọc Khánh và phụ cận đưa vào hoạt động sẽ là phố đi bộ thứ hai được tổ chức trên địa bàn quận Ba Đình và là tuyến phố đi bộ thứ 7 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trước đó, vào cuối năm 2022, quận Ba Đình đã đưa vào hoạt động tuyến phố ẩm thực kết hợp đi bộ Đảo Ngọc - Ngũ Xã vào dịp cuối tuần. Không gian đi bộ Hồ Ngọc Khánh sắp đưa vào hoạt động được kỳ vọng giúp Thủ đô tiếp tục dẫn đầu toàn quốc về số lượng không gian sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa.
Với các thành phố du lịch, nhất là Hà Nội - trái tim của cả nước, việc có nhiều không gian đi bộ đồng nghĩa với việc người dân, du khách có thêm nhiều điểm đến thú vị để vui chơi, giải trí, khám phá và trải nghiệm.
Kiến trúc sư Nguyễn Huy Ánh, Hội Kiến trúc Việt Nam nhận định, chủ trương mở rộng phố đi bộ của Hà Nội là rất đúng, nó mang lại giá trị cảnh quan của Hà Nội, khai thác được tối đa cảnh quan kiến trúc đường phố vốn có.
Theo kiến trúc sư Nguyễn Huy Ánh, cần lồng ghép nhiều mục tiêu trong phố đi bộ, đó là nâng cao chất lượng đô thị, quản lý đô thị, cảnh quan, kiến trúc, cây xanh, hoạt động thương mại phù hợp. Chỉ khi tạo ra được các nét đặc trưng riêng, mỗi phố đi bộ mới có thể trở thành không gian sống, góp phần nâng cao chất lượng đô thị, đem lại lợi ích cho cộng đồng cả về giá trị văn hóa, lẫn kinh tế.
Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Hà Nội cần có một quy hoạch cụ thể hơn nữa về các không gian phố đi bộ ở Thủ đô để tạo ra tính hệ thống, sự liên kết và đặc biệt là đặc trưng mang tính so sánh của từng phố đi bộ.
Cần tạo điều kiện thuận lợi để cộng đồng địa phương có thể tham gia và đóng góp ý tưởng vào việc xây dựng không gian phố đi bộ. Tổ chức các cuộc họp tư vấn với sự tham gia của công chúng, khảo sát ý kiến của các nhà sáng tạo ở từng địa phương. Các ý tưởng mới, độc đáo về nghệ thuật và văn hóa địa phương cần được khuyến khích và ưu tiên triển khai.
Thêm nhiều không gian đi bộ, chủ trương phù hợp với xu thế phát triển đô thị xanh, thông minh của Hà Nội, nhưng cũng đồng thời đặt ra thách thức về việc xây dựng đặc trưng, giá trị văn hóa, du lịch hay kinh tế riêng của mỗi một không gian đi bộ.
Vụ salon tóc bị tố "ăn bớt" 700 bộ tóc dành cho bệnh nhân ung thư là tin đồn thất thiệt
Tối 12/6, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều thông tin đăng tải về một salon tóc ở Hà Nội bị tố "ăn bớt" tóc dành cho bệnh nhân ung thư.
Một số tài khoản Facebook đăng bài viết: "Sau khi nhận hơn 700 bộ tóc mà người dân hiến tặng cho bệnh nhân từ chương trình "Tóc cho người bệnh ung thư" được tổ chức vào ngày 11/6 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh, salon này chỉ trao tặng 50 bộ tóc, số còn lại đem về Hà Nội".
Sự việc đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng, đặc biệt là những người tham gia chương trình hiến tóc tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh và những người đã từng hiến tóc tại salon này.
Ông Nguyễn Văn Đưởng - Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh cho biết thông tin salon tóc ở Hà Nội ăn bớt 700 bộ tóc mà người dân hiến tặng cho bệnh nhân ung thư là tin đồn thất thiệt.
Chương trình "Tóc cho người bệnh ung thư" tổ chức ngày 11/6 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh đã trao tặng 50 bộ tóc cho người bệnh ung thư, đây là số tóc được các bệnh nhân ung thư thuộc Trung tâm Ung bướu đăng ký trước theo nhu cầu với Quỹ Ngày mai tươi sáng.
Quỹ Ngày mai tươi sáng không giới hạn số lượng bộ tóc trao tặng cho bệnh nhân ung thư. Số lượng tiếp nhận các bộ tóc do các tình nguyện viên đến hiến tóc tại bệnh viện là 703 bộ. Hiện tại, các bộ tóc này đang được Phòng Công tác xã hội quản lý, chờ bàn giao cho Quỹ Ngày mai tươi sáng. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh đã mời Phòng An ninh chính trị nội bộ (PA03, Công an tỉnh Bắc Ninh) đến để xác minh, làm rõ sự việc và xử lý đúng theo quy định của pháp luật đối với những người đăng tải thông tin không đúng sự thật.
Liên quan đến vụ việc này, đại diện của salon tóc "1900 Hair Salon" cho rằng những thông tin trên mạng xã hội chỉ là thông tin một chiều, không được xác thực và cũng không có bằng chứng rõ ràng. Hiện tại salon đang phối hợp với cơ quan chức năng và các đơn vị liên quan để làm rõ vấn đề này.
- Xe đưa đón học sinh cần thêm công nghệ để giảm sai sót do con người| Hà Nội tin mỗi chiều
- Hà Nội đề xuất xây dựng 9 khu nhà ở xã hội| Hà Nội tin mỗi chiều
- Miền Bắc sắp đón nắng nóng và mưa lớn, cần chủ động ứng phó| Hà Nội tin mỗi chiều
- Mưa lớn gây ngập lụt nghiêm trọng ở nhiều nơi| Hà Nội tin mỗi chiều
- Mô hình 9+ cánh cửa cho học sinh trượt lớp 10 THPT công lập| Hà Nội tin mỗi chiều
Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 không chỉ là sân chơi lớn cho các quốc gia, doanh nghiệp trong lĩnh vực quốc phòng mà còn là cơ hội để Việt Nam ta thể hiện năng lực tổ chức và khẳng định vai trò, sức mạnh quân sự Việt Nam trên trường quốc tế.
Theo Thông tư 47/2024 của Bộ Giao thông Vận tải (có hiệu lực từ 1/1/2025), quy định xe mô tô, xe gắn máy có tuổi đời từ 5 đến 12 năm phải kiểm định khí thải hai năm một lần, xe trên 12 năm tuổi phải kiểm định hàng năm.
Hơn một tháng nữa, Tết đến xuân về. Những trận mưa phùn cuối tuần trước cộng với tiết trời lạnh đặc trưng của mùa đông, mầm xanh trên cành đào bừng tỉnh, báo hiệu người dân đã sẵn sàng cho vụ Tết đang cận kề. Ở những làng hoa ven đô như Tây Tựu, Ngọc Hà từng tốp người chăng đèn sưởi ấm cho hoa để phục vụ nhu cầu chơi Tết của người Hà Nội.
Là một người yêu Hà Nội, hẳn chúng ta luôn thấy hạnh phúc vì những thứ mình đang có và cả những thứ Thành phố này đem lại cho mình. Ở Hà Nội, ta sẽ quen với cảm giác được thức giấc bởi tiếng loa phường thân thuộc chào ngày mới "Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội".
Những ngày vừa qua, dư luận không khỏi hoang mang khi đọc tin về vụ TikToker Phó Đức Nam (biệt danh Mr.Pips) và Lê Khắc Ngọ (biệt danh Mr Hunter) đã trở thành tác giả của một vụ lừa đảo "vô tiền khoáng hậu" tại Việt Nam và có lẽ cũng là hiếm có trên thế giới. Câu hỏi đặt ra liệu đâu đó còn những Mr.Pips tương tự như thế nữa không?
Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Kế hoạch số 359/KH-UBND về việc thực hiện phong trào thi đua sáng - xanh - sạch - đẹp của TP. Hà Nội. Nhiều giải pháp được đưa ra để thực hiện mục tiêu này, trong đó đáng chú ý có vài chi tiết như: 100% các hộ gia đình không sử dụng bếp than tổ ong hoặc các nhiên liệu than cấp thấp; 100% không đốt rơm rạ và phụ phẩm nông nghiệp, đồng thời thực hiện giảm việc đốt vàng mã.
0