Đình công ở cảng biển Mỹ ảnh hưởng tới toàn cầu

Công nhân bốc xếp đã đồng loạt đình công ở các cảng lớn dọc Bờ Đông và Bờ Vịnh nước Mỹ, có thể gây ra tổn thất nặng cho nền kinh tế lớn nhất thế giới cũng như đe dọa làm gián đoạn thương mại hàng hải toàn cầu.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration 0:00
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time 0:00
1x

36 cảng bị đình công có năng lực xử lý tới một nửa khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của Mỹ. Việc đóng cửa các cảng này khiến hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng container và xe tải lập tức bị tê liệt. Ước tính cuộc đình công có thể khiến nền kinh tế Mỹ thiệt hại từ 3,8 tỷ đến 4,5 tỷ USD mỗi ngày, mặc dù một phần trong số đó sẽ được bù đắp khi hoạt động bình thường trở lại.

Hàng hoá tiêu dùng có thể sẽ thiếu và giá cả tăng cao hơn. Tình trạng ùn tắc tàu dọc theo Bờ Đông nước Mỹ dự kiến sẽ xảy ra. Cuộc đình công lớn cũng ảnh hưởng đến các công ty hậu cần châu Âu. Ngân hàng HSBC dự báo rằng ngay cả khi cuộc đình công chỉ kéo dài một tuần, việc ngừng hoạt động sẽ ảnh hưởng tới 1,7% năng lực vận chuyển toàn cầu.

Đây là cuộc đình công đầu tiên trong gần 50 năm.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký khoảng 200 sắc lệnh hành pháp, biên bản ghi nhớ và tuyên bố vào ngày đầu tiên nhậm chức, hủy bỏ nhiều lệnh của chính quyền Biden và thực hiện các chính sách "Nước Mỹ trên hết".

Hội chợ Art Shanty là một sự kiện nghệ thuật độc đáo được tổ chức hàng năm tại hồ nước đóng băng ở bang Minnesota, nước Mỹ, kéo dài trong khoảng bốn tuần mùa đông.

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol chiều 21/1 đã tham dự phiên điều trần của Tòa án Hiến pháp, đánh dấu một "thời khắc lịch sử" khi đây là lần đầu tiên một Tổng thống đương nhiệm của Hàn Quốc trực tiếp có mặt tại phiên tòa luận tội mình.

Một công nghệ mới từ Hungary đã cho phép điều khiển tới 5.000 máy bay không người lái cùng một lúc, theo tuyến đường riêng lẻ mà không có bất kỳ va chạm nào.

Guatemala ngày 20/1 đã tiếp nhận 116 người di cư hồi hương sau khi bị Mỹ trục xuất. Đây là một phần trong kế hoạch “Hồi hương” được Guatemala công bố ngay trước khi ông Donald Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ.

Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh hành pháp để đổi tên vịnh Mexico thành vịnh Hoa Kỳ. Động thái trên đã ngay lập tức vấp phải sự phản đối của nhiều người dân Mexico.