Doanh nghiệp cập nhật Luật Bảo vệ người tiêu dùng 2023
Sáng 13/6, Tổ chức hợp tác quốc tế Đức (GIZ) phối hợp với các bên tổ chức hội thảo “Một số cập nhật về Luật Bảo vệ quyền người tiêu dùng 2023 trong bối cảnh chuyển đổi số và thương mại điện tử” nhằm cập nhật các chính sách mới liên quan đến doanh nghiệp, các rủi ro trong thương mại điện tử và các quy định mới về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Để giải quyết các vấn đề mới phát sinh trong bối cảnh chuyển đổi số, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 đã được Quốc hội thông qua, chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7.
Luật sẽ có nhiều quy định mới liên quan đến việc bảo vệ thông tin người tiêu dùng. Trong đó, các quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp, cũng như quyền lợi và nghĩa vụ của người tiêu dùng trong thương mại điện tử và các giao dịch đặc thù như thương mại điện tử, các mô hình kinh doanh đa cấp.
Bà Phạm Quế Anh - Chuyên gia Tổ chức hợp tác quốc tế Đức (GIZ) cho hay: “Chúng ta đều biết đặc thù của giao dịch trên không gian mạng là người mua và người bán không có tiếp xúc trực tiếp với nhau. Vậy thì doanh nghiệp phải cung cấp được thông tin đầy đủ, chính xác cho người tiêu dùng về loại hàng hóa dịch vụ mình đang kinh doanh.
Ngoài ra, thương mại điện tử không tiếp xúc với người mua và người bán, cho nên là vấn đề định danh người mua và người bán cũng rất quan trọng. Người mua cần phải biết là người bán có trụ sở cụ thể hay không, có kinh doanh hàng hóa tại một địa điểm khác hay không, làm ăn chân chính hay không”.
Không chỉ liên quan đến thông tin về sản phẩm, về doanh nghiệp mà các vấn đề về bảo hành, khiếu nại cũng đã có nhiều thay đổi trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023.
Theo các chuyên gia, Việt Nam đã cam kết với quốc tế về việc xây dựng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam và trong khu vực, kế hoạch hành động bảo vệ người tiêu dùng ASEAN giai đoạn 2016 - 2025 đã được phê chuẩn bởi các quốc gia thành viên.
Là tổ chức quốc tế hỗ trợ về kỹ thuật, Tổ chức hợp tác quốc tế Đức đã làm việc với Ủy ban Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam và khu vực ASEAN tổ chức nhiều hoạt động tăng cường năng lực cũng như các các đối thoại để tăng cường bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam và trong khu vực.
Thương vụ Việt Nam tại Philippines cho biết, theo thống kê của Cơ quan quản lý cấp phép nhập khẩu gạo thuộc Bộ Nông nghiệp Philippines, tính đến cuối tháng 10/2024, Philippines đã nhập khẩu tổng số 3,68 triệu tấn gạo.
Theo đại diện Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, Bộ Công Thương, việc cấm các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới như Temu, 1688, Shein cần được xem xét một cách tổng thể, thận trọng.
Ngành nông nghiệp đang dồn dập đón tin vui khi xuất khẩu gạo và cà phê đồng loạt lập kỷ lục lịch sử, xuất khẩu rau quả cũng bội thu 6,34 tỷ USD chỉ trong 10 tháng năm nay.
Khi Temu đổ bộ vào Việt Nam kèm theo nhiều ưu đãi hấp dẫn, nhiều người đã tải Temu để trải nghiệm. Không chỉ bất ngờ vì giá thành, nhiều người còn ngỡ ngàng vì việc đặt hàng quá nhanh chóng đối với một sàn thương mại điện tử xuyên biên giới.
Ngày 1/11, S&P Global công bố báo cáo chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam. Chỉ số trong tháng 10 đã vượt mốc 50 điểm sau khi chịu tình trạng gián đoạn do cơn bão Yagi gây ra.
Thị trường chứng khoán Mỹ và châu Âu đều giảm điểm trong phiên giao dịch ngày 31/10, khi các nhà đầu tư chú ý đến kết quả kinh doanh của các công ty công nghệ lớn và thận trọng trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.
0