Doanh thu đến 280.000/ngày phải đóng thuế | Hà Nội tin mỗi chiều
Ngưỡng xác định chịu thuế 100 triệu đồng từ nhiều năm nay được xem là quá thấp, bởi theo quy định này, doanh thu mỗi ngày chỉ cần đạt 273.000 đồng là phải đóng thuế. Với mức ngưỡng này, những hộ kinh doanh nhỏ lẻ trên địa bàn thành phố Hà Nội, những người bán bánh mì, bán phở, café vỉa hè phải vào diện nộp thuế.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá sinh hoạt theo không gian (SCOLI) năm 2023 tại Hà Nội tiếp tục cao nhất nước. Nguồn chi tiêu lớn nhất hàng ngày của người dân chính là phục vụ nhu cầu ăn uống.
Một báo cáo của Bloomberg (Bloomberg Global City Breakfast Index) cũng cho biết, người Hà Nội phải chi tới 12% chi phí hàng ngày cho bữa ăn sáng và chỉ với bát phở giá trung bình thấp nhất hiện nay mà người dân phải trả cũng vào khoảng 35.000/bát. Như vậy một quán phở chỉ cần có 8 người đến ăn sáng là chủ quán đã phải đóng thuế.
Tại phiên họp chuyên đề pháp luật mới đây về việc chỉnh lý dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội đã đề nghị nâng ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng từ 100 triệu đồng hiện nay lên 200 - 300 triệu đồng/năm. Điều đó có nghĩa rằng những hộ kinh doanh có doanh thu dưới 200 triệu đồng/năm đang được đề xuất sẽ không phải đóng thuế giá trị gia tăng. Đây là tin vui đối với hàng triệu hộ kinh doanh trên toàn quốc, khi mà ngưỡng chịu thuế hiện tại là 100 triệu đồng/năm, có hiệu lực từ năm 2014 cho đến nay đã lạc hậu.
Nếu chia 200 triệu đồng cho 12 tháng thì mỗi tháng có doanh thu khoảng 16 triệu đồng là hộ kinh doanh đã phải đóng thuế. Nếu áp dụng mức 300 triệu đồng thì mỗi tháng hộ kinh doanh có doanh thu 25 triệu đồng mới phải đóng thuế. Còn nếu giữ nguyên mốc 100 triệu đồng thì doanh thu mỗi tháng hơn 8 triệu, người dân đã phải đóng thuế. Việc nâng ngưỡng doanh thu chịu thuế là điều mà các hộ kinh doanh đang rất mong chờ, vì ngưỡng chịu thuế áp dụng được 10 năm nay đã không còn phù hợp.
Nếu đề xuất nâng ngưỡng đóng thuế giá trị gia tăng của hộ kinh doanh được thông qua, sẽ là một tin vui đối với cả triệu hộ kinh doanh trên toàn quốc. Bởi thực tế, Luật thuế hiện hành đang quy định cụ thể mức doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng là 100 triệu đồng/năm.
Theo luật hiện hành, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không được trừ chi phí bỏ ra mà tính thuế khoán theo tổng doanh thu nhận được. Theo đó, mỗi tháng hộ, cá nhân kinh doanh đạt doanh thu trên 12,5 triệu đồng, tương đương khoảng 400.000 đồng/ngày là đã phải đóng thuế.
PGS.TS Lê Xuân Trường - Trưởng Khoa Thuế và Hải quan - Học viện Tài chính đề xuất: "Năm 2014, GDP bình quân đầu người ở mức khoảng 40 triệu đồng/người. Trong khi năm 2023, con số này ở mức 101,9 triệu đồng/người, gấp khoảng 2,5 lần. Nếu mà mình lấy quy chuẩn như vậy thì cần nâng ngưỡng chịu thuế, điều chỉnh phù hợp với thực tiễn cuộc sống".
Theo số liệu tính toán của Bộ Tài chính, nếu xây dựng mức doanh thu không chịu thuế là 200 triệu đồng/năm thì sẽ có khoảng trên 620.000 hộ kinh doanh sẽ không phải nộp thuế. Còn nếu tính theo mức 300 triệu đồng thì sẽ có hơn 734.000 hộ kinh doanh được thụ hưởng. Hiện cả nước có khoảng 2,1 triệu hộ kinh doanh có mã số thuế, số doanh thu hộ kinh doanh chỉ chiếm chưa đầy 2% tổng số thu ngân sách. Dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) dự kiến sẽ được Quốc hội bàn luận và thông qua tại Kỳ họp thứ 8 vào tháng 10 tới.
Theo PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh - Giảng viên cao cấp Học viện Tài chính, mức thu nhập bình quân đầu người cũng tăng lên, chi tiêu của các cá nhân và hộ gia đình cũng tăng lên. Do đó, mức doanh thu 100 triệu đồng đối với các hộ kinh doanh được quy định từ năm 2014, đến nay 10 năm đã lạc hậu.
PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh cho rằng, nên coi hộ kinh doanh là dạng tiền khởi nghiệp, gia đình có chút vốn nhàn rỗi, có chút lao động, người già về hưu, sinh viên mới ra trường. Họ tận dụng năng lực trong gia đình để sản xuất kinh doanh. Theo PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh, chúng ta cũng nên thu những cái đáng thu, những cái quá bé, hộ kinh doanh nhỏ lẻ, mang hình thức kinh doanh cải thiện thì chúng ta cần phải linh hoạt và nhân văn.
Đồng tình với quan điểm này, TS. Nguyễn Anh Phong, Trưởng khoa Tài chính, Trường Đại học Kinh tế - Luật TP. HCM phân tích, hộ kinh doanh mà doanh thu 100 triệu đồng/năm không còn phù hợp trong bối cảnh kinh tế hiện nay. Mức giảm trừ gia cảnh được tiếp tục tăng lên trong thời gian tới mà chưa điều chỉnh ngưỡng chịu thuế cho hộ kinh doanh sẽ càng thấy rõ hơn sự bất cập trong chính sách thuế. Nếu chỉ tăng mức giảm trừ gia cảnh cho người có thu nhập từ tiền công tiền lương thì chưa công bằng giữa các đối tượng chịu thuế khác, đặc biệt là các hộ kinh doanh nhỏ lẻ.
Rõ ràng, việc nâng ngưỡng giá trị gia tăng chịu thuế tạo thuận lợi cho các cá nhân kinh doanh có thu nhập thấp, tương ứng với thuế thu nhập cá nhân, mức giảm trừ được tăng lên thì ngưỡng doanh thu chịu thuế cũng phải tăng lên.
Với số thu từ các hộ kinh doanh thì chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng thu ngân sách Nhà nước, chưa đến 2% nên việc điều chỉnh ngưỡng doanh thu chịu thuế sẽ không tác động quá nhiều tới số thu ngân sách Nhà nước nhưng nó lại đạt được mục tiêu là tạo thuận lợi cho các hộ và cá nhân kinh doanh có thu nhập thấp. Việc này sẽ là đòn bẩy, là động lực cho các cá nhân, hộ kinh doanh đẩy mạnh các hoạt động sản xuất - kinh doanh, gia tăng nguồn thu tốt hơn. Đồng thời có những tác động tới số thu ngân sách nhà nước tại địa phương.
Thuế là nguồn thu chính cho ngân sách quốc gia, cần thu đúng, thu đủ, thu kịp thời. Nhưng chính sách thuế không được xa rời thực tế, phải theo sát thực tế, cổ vũ tinh thần khởi nghiệp, khuyến khích vấn đề giải quyết công ăn việc làm, từ đấy nuôi dưỡng nguồn thu để có thu.
- Sốt đất vùng ven: Có nên tiếp tục đưa đất nền ra đấu giá? | Hà Nội tin mỗi chiều
- Hoài Đức: Cuộc đấu giá xuyên đêm, 1m2 đất 133 triệu đồng
- Lựa chọn và chăm sóc cây xanh phù hợp để Hà Nội thêm xanh | Hà Nội tin mỗi chiều
- 55 tỷ USD để làm 15 tuyến đường sắt đô thị Hà Nội | Hà Nội tin mỗi chiều
- Tiếng Anh sẽ là ngôn ngữ thứ hai trong trường học | Hà Nội tin mỗi chiều
Nhiều ngân hàng có lợi nhuận tăng mạnh quý III; Giá vàng hạ nhiệt; Ông Trump mất hơn 2,4 tỷ USD trong 3 ngày... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin hôm nay.
Hà Nội sẽ có thêm xe điện kết nối đường sắt đô thị; Đề xuất tăng tiền phạt khi vi phạm luật giao thông; Nhiều xe đạp vẫn ngang nhiên đi vào làn cao tốc; Tuyến buýt 87 - Kết nối sự thân thiện... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin hôm nay.
Có lẽ mỗi người đều có những quy chuẩn đại diện riêng cho cá nhân mình. Nên việc đề xuất khởi động chọn quốc phục Việt Nam đã trở nên “nóng” đến vậy.
Chúng ta đều hiểu rằng mối quan hệ giữa Người sử dụng lao động - Người lao động là mối quan hệ ràng buộc và phức tạp. Khi có tranh chấp phát sinh, đặc biệt khi có thiệt hại do người lao động gây ra thì vấn đề bồi thường như thế nào cho đúng quy định pháp luật?
Giao kết hợp đồng lao động là việc người sử dụng lao động và người lao động bày tỏ ý chí, thống nhất với nhau về việc xác lập hợp đồng lao động. Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động. Vậy ai trong cơ quan, doanh nghiệp là người có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động?
Vở kịch Khoảng trống là câu chuyện về cuộc tình tay ba đầy giông bão, oan nghiệt của những nhân vật thuộc tầng lớp tri thức. Để giữ thanh danh và sự bình yên cho bản thân, cho gia đình nên họ vẫn nén lòng để chấp nhận nhau, tôn trọng nhau… chấp nhận thứ hạnh phúc chơi vơi, tính toán, đầy giả dối. Sau hơn 20 năm kể từ ngày công diễn lần đầu tiên, đạo diễn NSND Trung Hiếu đã phục dựng và mang đến đời sống mới giàu sáng tạo và sức hấp dẫn cho vở kịch.
0