Du xuân - Khơi gợi ký ức và cảm xúc mùa xuân
Du xuân cùng người dân Thủ đô
Nhắc đến Hà Nội, người ta không thể không nhắc đến những chiếc xích lô, đây không chỉ là phương tiện di chuyển mà còn là biểu tượng của một Hà Nội cổ kính, bình dị. Và mỗi dịp Tết đến xuân về, người Hà Nội lại có thêm một lý do để lựa chọn xích lô cho hành trình du xuân của mình - đó là để tìm về những ký ức xưa.
Trên chiếc xích lô truyền thống, “Du xuân” sẽ đưa quý vị phiêu lưu qua những cung đường rợp bóng cây xanh, len lỏi qua những con phố cổ kính, chìm đắm trong hương vị Tết nồng nàn. Ngồi trên xích lô, chúng ta sẽ được cảm nhận trọn vẹn không khí se lạnh đặc trưng của Hà Nội vào mùa xuân. Làn gió nhẹ thoảng qua, mang theo hương thơm của hoa cỏ, khiến người ta cảm thấy sảng khoái, dễ chịu.
Hành trình du xuân của nhiều lớp thế hệ người Hà Nội
Bức tranh đa sắc của hành trình du xuân qua nhiều thế hệ người Hà Nội cũng sẽ được được thể hiện qua chương trình một cách đầy ấn tượng.
Du xuân là một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt Nam, đặc biệt là người Hà Nội. Qua bao thế hệ, du xuân vẫn giữ nguyên giá trị và ý nghĩa, là dịp để mọi người quây quần bên nhau, cùng nhau cầu mong một năm mới an khang, thịnh vượng.
Đối với những người cao tuổi, du xuân là dịp để họ ôn lại những kỷ niệm đẹp đẽ của tuổi trẻ, của những mùa xuân đã qua. Họ nhớ về những chuyến du xuân cùng gia đình, bạn bè, những tiếng cười giòn tan và niềm vui sướng trong những ngày Tết.
Còn đối với những người trẻ tuổi, du xuân là cơ hội để họ khám phá những nét đẹp truyền thống của quê hương, đất nước. Họ được hòa mình vào không khí Tết cổ truyền, được trải nghiệm những phong tục tập quán độc đáo, và được cầu mong một năm mới với nhiều niềm vui và hạnh phúc.
Thói quen đi lễ tứ trấn cầu an
Đền Bạch Mã, một trong Thăng Long tứ trấn, là địa điểm không thể thiếu trong hành trình du xuân của người Hà Nội. Đây cũng là một trong những phong tục truyền thống đặc trưng của người dân thủ đô. Đi lễ Thăng Long tứ trấn để mong ước về một năm mới bình an, may mắn và hạnh phúc cho bản thân và gia đình.
Trong chương trình "Du xuân", quý khán giả cũng sẽ hiểu thêm về ý nghĩa và lịch sử của tục lệ du xuân thông qua chia sẻ của PGS.TS Phạm Ngọc Trung - Giảng viên cao cấp, nguyên Trưởng khoa Văn hóa và Phát triển, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Ký ức được khơi gợi lại từ hình ảnh chiếc Honda Cub và Charly của thập niên 80
Theo dòng chảy của chương trình, quý vị sẽ được quay ngược trở về thập niên 80 sôi động với hình ảnh những chiếc Honda Cub và xe Charly huyền thoại. Những mẫu xe tưởng chừng đã chìm vào quên lãng trong cuộc sống hiện đại, nhưng không, chiếc xe “kim vàng giọt lệ" vẫn ở đó, chứng kiến bao thăng trầm đổi thay trong đời sống người Việt.
Hình ảnh những chiếc xe Honda Cub, hay Charly chở đầy hoa đào len lỏi qua những con phố cổ Hà Nội xuất hiện trở lại. Tiếng nổ giòn tan của động cơ xe hòa cùng tiếng cười nói rộn ràng của người dân tạo nên một bầu không khí náo nhiệt, vui tươi.
"Tết xê dịch" trên chuyến tàu đầu năm
Còn đối với người trẻ Hà Thành, Tết chính là “Xê dịch”. Thay vì ở nhà đón Tết theo truyền thống, nhiều người trẻ lựa chọn du lịch đến những địa danh nổi tiếng để khám phá những nét đẹp văn hóa khác nhau của đất nước.
Lên tàu du xuân là một trải nghiệm độc đáo, đồng hành cùng hành trình “Tết xê dịch” của 2 bạn trẻ, quý vị sẽ được ngắm nhìn cảnh đẹp của đất nước, gặp gỡ những con người thân thiện, và cảm nhận không khí Tết đặc biệt trên những chuyến tàu.
"Du xuân - Nét đẹp văn hóa ngày Tết" là 30 phút đầy cảm xúc, đưa khán giả đi trên những cung đường cảm xúc đa dạng từ quá khứ đến hiện tại. Những cảnh quay chuyển động cùng những câu chuyện của các nhân vật trải nghiệm và khách mời sẽ mang đến cho quý vị một trải nghiệm du xuân đầy thú vị.
Chương trình sẽ được phát sóng vào lúc 9h sáng Mùng 1 Tết Giáp Thìn (10/02/2024) trên kênh H1 của Đài Hà Nội, website hanoionline.vn, app Hanoi On và trên các nền tảng số của Đài Hà Nội như Youtube, Facebook, Tiktok…
Hãy cùng Đài Hà Nội chào đón năm mới 2024 với "Du xuân - Nét đẹp văn hóa ngày Tết" để cảm nhận những nét đẹp truyền thống của du xuân Hà Nội và cùng nhau chào đón một năm mới an khang, thịnh vượng!
Nhân kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia, 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024)) và 20 năm hoạt động của không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật để tôn vinh những giá trị di sản.
Phụ nữ xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội, đã biến những bức tường rêu mốc thành tranh sinh động, kể lại những câu chuyện đầy ý nghĩa về văn hóa và lịch sử truyền thống địa phương.
Ông Hoàng Thanh Khiết, đại diện Hội đồng xác lập Kỷ lục Việt Nam, đã trao chứng nhận xác nhận kỉ lục cho Bảo tàng Hoa Cương của Nhà giáo Nguyễn Quang Cương, đồng thời đánh giá Bảo tàng Hoa Cương sở hữu một bộ sưu tập hiện vật vô cùng phong phú, đa dạng về chủ đề và chất liệu.
Với mong muốn bảo tồn di sản và phát huy, ứng dụng các giá trị văn hóa Việt vào đời sống hiện đại, cuộc Triển lãm với tên gọi “Tôn cựu, nghênh tân” đang diễn ra tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cũ, 46 Hàng Bài.
Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024 với chủ đề "Gastronomy of Unity - Ẩm thực kết nối" sẽ diễn ra trong hai ngày 7 và 8/12, tại khu Ngoại giao Đoàn - 298 Kim Mã, Hà Nội.
Triển lãm tranh “Hồn Dó” vừa khai mạc tại không gian nghệ thuật B&C Maison d'Art tại Thủ đô Hà Nội. Với nguồn cảm hứng bất tận từ chất liệu giấy dó - một loại giấy làm từ chất liệu thủ công đồng quê của Việt Nam - nghệ sĩ Ngô Đức Hoàng đã thổi hồn vào những tác phẩm mang đậm chất văn hóa Á Đông, được các nhà nghệ thuật trong và ngoài nước đánh giá cao.
0