Duy trì bản sắc truyền thống Việt Nam tại Đức
Chương trình đã thu hút sự quan tâm của đông đảo cộng đồng người Việt tại phía Tây Nam nước Đức. Đặc biệt là sự góp mặt của hơn 500 em nhỏ thuộc thế hệ thứ hai, thứ ba của người Việt tại CHLB Đức đã giúp cho chương trình "Vui hội trăng Rằm" thực sự trở nên ấm áp và ý nghĩa. Đây cũng là sự kiện được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 15 năm (2009-2024) Tạp chí Hương Việt hình thành và phát triển tại CHLB Đức.
Phát biểu tại sự kiện, Tổng lãnh sự Lưu Xuân Đồng đánh giá cao nỗ lực của những người làm chương trình, cùng sự chung tay của các hội đoàn và Tạp chí Hương Việt để tổ chức một sự kiện hết sức có ý nghĩa, thu hút đông đảo con em các thế hệ người Việt tới tham dự. Thông qua chương trình giúp cộng đồng người Việt, đặc biệt là các thế hệ sau cho dù sống xa quê hương vẫn cảm nhận được sự gần gũi, thân quen với các nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Đó cũng chính là điều mà Tổng lãnh sự rất mong muốn và tập trung để thực hiện.
Tổng Biên tập Tạp chí Hương Việt - đơn vị đồng tổ chức chương trình "Vui hội trăng Rằm" - ông Phạm Khánh Nam cho biết, ông đặc biệt vui mừng khi tham gia tổ chức các chương trình dành cho cộng đồng người Việt xa quê, đặc biệt là chương trình dành cho các cháu thiếu nhi như "Vui hội trăng Rằm". Trong thời gian tới, Tạp chí Hương Việt sẽ tiếp tục phát huy, giữ vững vai trò là cầu nối văn hoá giữa hai quốc gia Việt - Đức cũng như giữ vững vị trí là trang thông tin điện tử tiếng Việt hàng đầu tại Đức và châu Âu.
Tết Trung thu là dịp lễ đặc biệt trong năm của người Việt, diễn ra vào ngày Rằm tháng 8 Âm lịch hằng năm. Vào ngày này, các thành viên trong gia đình sẽ đoàn tụ, quây quần bên nhau. Thời điểm này cũng chính là khoảng thời gian mà các em nhỏ trong nước cũng như con em của kiều bào trên toàn thế giới nói chung, tại CHLB Đức nói riêng đều mong ngóng, háo hức nhất để được cùng nhau vui chơi, phá cỗ đêm trăng Rằm.
Thông qua chương trình, Ban tổ chức mong muốn mang đến cho bà con cộng đồng, nhất là các cháu thiếu nhi một cái Tết Trung thu thật đầm ấm, trọn vẹn niềm vui. Bên cạnh đó, sự kiện cũng là dịp để gắn kết hơn nữa giữa các thành viên trong gia đình, giữa các hội đoàn người Việt nơi xa xứ, tạo nên một cộng đồng người Việt ngày càng vững mạnh tại CHLB Đức nói chung và phía Tây Nam nước Đức nói riêng.
Đặc biệt đối với thế hệ sinh ra và lớn lên tại CHLB Đức, thông qua các sự kiện văn hoá truyền thống như thế này sẽ giúp các em được gần gũi, nhớ về cội nguồn, cảm nhận sâu sắc hơn về các phong tục tập quán cũng như giữ gìn và phát huy những nét đẹp văn hoá truyền thống của quê hương Việt Nam.
Đại sứ quán Việt Nam tại Israel đã ra khuyến cáo về các biện pháp an ninh, an toàn cho cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập tại đây.
Tại làng Ambakote, Sri Lanka, cách đây bốn năm Thiền Viện Trúc Lâm đã được khởi công xây dựng, rồi trở thành không chỉ là điểm đến tâm linh mà còn là trung tâm văn hóa – giáo dục của những người dân địa phương.
Lần đầu tiên, Ngày hội tiếng Việt diễn ra tại một trường phổ thông của Nga. Sự kiện đánh dấu một bước phát triển mới trong hành trình lan tỏa tiếng Việt và văn hóa Việt trong cộng đồng người Việt tại Liên bang Nga nói chung, cũng như thúc đẩy giao thoa văn hóa và ngôn ngữ giữa hai đất nước.
Chiều 20/9, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Lê Thị Thu Hằng thay mặt cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trao số tiền gần 19,3 tỷ đồng cho Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để hỗ trợ đồng bào chịu ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão Yagi).
Phạm Trường Sơn là tiến sĩ hóa dược Việt Nam đầu tiên được Viện Hàn lâm Hungary công nhận. Sinh năm 1980, anh nổi tiếng với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học.
Lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc ở khu vực Abyei đã tổ chức chương trình vui Tết Trung thu cho gần 200 em học sinh ở trường học Nhà thờ Abyei.
0