Giá vàng miếng giữa các ngân hàng chênh nhau

Vàng miếng SJC tại 4 ngân hàng bán vàng theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước dao động quanh mốc 76,98 triệu đồng/lượng. Nhưng nhiều ngân hàng khác bán giá cao hơn từ 1-3 triệu đồng/lượng.

Ngày 15/6, bốn ngân hàng thương mại gồm Vietcombank, Agribank, BIDV và Vietinbank niêm yết giá vàng miếng SJC bán ra với giá 76,98 triệu đồng/lượng. Đây là ngày thứ 7 vàng miếng SJC không thay đổi về giá.

Tuy nhiên, ngoài bốn ngân hàng bán vàng miếng theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, nhiều ngân hàng cũng tham gia kinh doanh vàng miếng nhưng giá cả có sự chênh lệch.

Giá vàng miếng giữa các ngân hàng chênh nhau.

Hôm nay 15/6, giá vàng niêm yết tại HD bank là 78,5-82 triệu đồng/lượng (mua vào bán ra), chênh lệch khoảng 5 triệu đồng/lượng chiều bán ra.

Tại Sacombank SBJ, giá vàng được niêm yết 74,68 - 77,28 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), nhưng lượng khách đến mua vàng khá vắng.

Trưa 15/6, ngân hàng Eximbank, ACB… đều đã thay đổi giá bán vàng miếng SJC bằng với giá của NHNN là 76,98 triệu đồng/lượng. Trong khi trước đó, những ngân hàng này đều bán vàng miếng SJC với giá cao hơn từ 2 - 3 triệu đồng/lượng.

Khi khách hàng thắc mắc về giá bán chênh lệch, nhân viên ngân hàng lý giải rằng NHNN chỉ can thiệp bán vàng trực tiếp cho bốn ngân hàng thương mại nhà nước và SJC; ngân hàng thương mại cổ phần không thuộc đối tượng này nên giá có khác nhau.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo kết phân loại thị trường định kỳ công bố vào sáng nay 21/6, MSCI vẫn chưa thêm Việt Nam vào danh sách xem xét nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi.

Đến giữa tháng 6, VietinBank đang có tốc độ tăng tín dụng cao nhất trong nhóm ngân hàng có vốn nhà nước, tăng 4,9% so với cuối năm trước.

Theo dữ liệu mới được Ngân hàng Nhà nước công bố, đến cuối tháng 3/2024, lượng tiền dân cư và doanh nghiệp gửi vào ngân hàng tiếp tục tăng.

Giá dịch vụ vận tải container từ châu Á đến châu Âu tăng từ 11-14%, cùng với nguy cơ thiếu container rỗng khiến không ít doanh nghiệp rơi vào tình thế “trở tay không kịp”.

Theo các chuyên gia, để đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2030, Việt Nam cần có thêm các chính sách và gói tín dụng cho doanh nghiệp để đầu tư sản xuất bền vững, trung hòa carbon.

Kim ngạch xuất khẩu dệt may 6 tháng qua của Việt Nam đã tăng 5% so với cùng kỳ năm trước, vượt qua Trung Quốc và đứng đầu về tốc độ tăng trưởng trong ba quốc gia xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới.