Giải pháp xây dựng chuẩn mực người Hà Nội

Sáng 13/12, tại Nhà Thái học Trung tâm hoạt động khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Sở VH-TT Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở - Bộ VH-TT&DL đã tổ chức Hội nghị “Triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và xây dựng tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.

Đây là nội dung tiếp tục thực hiện Chương trình số 06 của Thành ủy Hà Nội, cụ thể hóa thực hiện Chỉ thị 30 của Thành ủy Hà Nội. Việc xây dựng các chuẩn mực và tiêu chí người Hà Nội không chỉ nhằm nâng cao đời sống văn hóa của nhân dân mà còn góp phần gia tăng sức cạnh tranh và khả năng hội nhập quốc tế của Thủ đô.

Tại Hội nghị, Ban Tổ chức nhận được 56 bài viết, trong đó có 30 bài của các quận, huyện, thị xã, 26 bài của chuyên gia, nhà khoa học, đại điện Sở Văn hóa và Thể thao và Du lịch các tỉnh thành vùng Thủ đô, vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Đây là cơ hội quý báu để các đơn vị cùng nhau thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm và đưa ra các giải pháp thiết thực, cụ thể nhằm xây dựng các tiêu chí con người Thủ đô mang đậm tính đại diện cho vị thế Hà Nội trong thời kỳ đổi mới và hội nhập.

Hội nghị thảo luận và đưa ra hai nội dung trong tâm đó là:

Thứ nhất, xác định hệ giá trị đặc trưng của con người Hà Nội: làm rõ các phẩm chất cốt lõi như hào hoa, thanh lịch, thân thiện, hòa bình, văn minh, sáng tạo, đồng thời nhấn mạnh yếu tố đại diện cho vị thế Thủ đô.

Thứ hai, lượng hóa các chuẩn mực của người Hà Nội thành tiêu chí cụ thể là một bước quan trọng để có thể đánh giá, đo lường và phát triển các giá trị văn hóa đặc trưng.

Qua các Hội thảo của Thành phố tổ chức, Ban Tổ chức đã dự thảo các phương án, lượng hóa chuẩn mực đề xuất để xây dựng người Hà Nội “hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh” thành các tiêu chí cụ thể; góp phần định hình "sức mạnh mềm" của Thủ đô Việt Nam trong kỷ nguyên mới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hiện nay, cả nước có hơn 40.000 di tích và khoảng gần 70.000 di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có: 34 di sản đã được UNESCO ghi danh. Việt Nam được đánh giá là nước thành viên “hình mẫu” tham gia các Công ước của tổ chức UNESCO.

Những ngày qua, nhà sản xuất phim “Công tử Bạc Liêu” đã tổ chức Triển lãm mỹ thuật "Once Upon A Time In Indochine", trưng bày hàng loạt phục trang, đạo cụ tinh xảo từng xuất hiện trong bộ phim.

Hai làng nghề truyền thống Phúc Am (vàng mã) và Hạ Thái (sơn mài) tại xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, Hà Nội đang được Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với các công ty lữ hành phát triển thành sản phẩm tour văn hóa di sản, hướng đến phục vụ du khách quốc tế.

Trong dịp nghỉ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, các di tích thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội quản lý sẽ mở cửa đón khách tham quan.

Tọa đàm "Như thể ai đó mù đang ngắm trăng" diễn ra tại Viện Goethe Hà Nội đã đưa khán giả là người khiếm thị bước vào thế giới văn chương đặc biệt, cảm nhận thi ca bằng giác quan phi thị giác.

Từ thành công sau 4 mùa tổ chức Lễ hội thiết kế sáng tạo, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội đã chính thức được thành lập nhằm thực hiện những cam kết, sáng kiến của thành phố khi gia nhập Mạng lưới các Thành phố Sáng tạo của UNESCO.