Gìn giữ nét đẹp Trung thu qua đồ chơi truyền thống
Các món đồ chơi Trung thu truyền thống Việt Nam thường gắn liền với nền văn hoá nông nghiệp lúa nước. Đó là những loại đèn, mặt nạ, tò he, thiên nga bông đều được làm thủ công từ những nguyên liệu gần gũi với thiên nhiên. Ông cha ta quan niệm, trò chơi và đồ chơi không đơn thuần để giải trí mà còn là công cụ giáo dục, nuôi dưỡng tâm hồn thế hệ trẻ.
Đến với một buổi trải nghiệm làm đồ chơi trung thu truyền thống cùng các bạn học, em Đặng Trung Anh, học sinh lớp 4C trường Tiểu học Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm cho biết: "Hôm nay, con cảm thấy rất vui. Con đến đây và được trải nghiệm những trò chơi trung thu dân gian, làm được rất nhiều đồ chơi truyền thống thành công nhờ sự phối hợp của cả nhóm".
Bà Quách Thị Bắc, 79 Hàng Lược, phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm chia sẻ: "Trò chơi truyền thống này để nhớ đến truyền thống của ông bà xa xưa. Tôi cũng mong muốn nghề truyền thống được bảo tồn và giữ gìn theo năm tháng để phục vụ các cháu thiếu nhi".
Giữa rất nhiều món đồ chơi hiện đại, đồ chơi trung thu truyền thống vẫn có chỗ đứng riêng, khơi gợi sự hoạt bát của trẻ em, hướng trẻ em tới nghệ thuật, sự khéo léo và tỉ mỉ. Để từ đó, các em thêm yêu quý và trân trọng những giá trị văn hoá của cha ông.
"Xuống phố 4" - triển lãm tiếp theo trong seri "Xuống phố" đã chính thức khai mạc, đánh dấu sự trở lại của họa sĩ Phạm Bình Chương.
Trong Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035, một trong những nội dung được các đại biểu Quốc hội quan tâm tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV chính là làm sao để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh cho sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong thời kỳ mới.
Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam cho biết, từ ngày 1 đến 30/11, đơn vị sẽ tổ chức các hoạt động với chủ đề "Về miền di sản tinh hoa và bản sắc" nhằm giới thiệu các hoạt động dân ca, dân vũ, ẩm thực, phong tục tập quán của đồng bào với du khách.
Nội dung số liên quan đến lịch sử đang được thế hệ trẻ khai thác rất tốt trên mạng xã hội thời gian qua. Góc nhìn trẻ trung đến từ đội ngũ tác giả, chủ yếu là học sinh - sinh viên, đã mở ra một hướng đi mới đầy hứa hẹn, hiện đại và thú vị hơn trong việc tiếp cận lịch sử.
Sáng 1/11, Hội Nhà báo Việt Nam, Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức Tọa đàm và trưng bày chuyên đề “Nhà báo, nhà ngoại giao Lý Văn Sáu: Một tấm lòng son sắt”, kỷ niệm 100 năm Ngày sinh nhà báo Lý Văn Sáu (5/11/1924 - 5/11/2024).
Lăng đá Quận Vân ở thôn Nỏ Bạn được xây dựng từ năm 1733. Công trình là nơi an nghỉ của Quận công Đại giang Đỗ Bá Phẩm, từng làm trấn thủ Nam Sơn thời chúa Trịnh Giang.
0