Sôi nổi, đặc sắc Hội Xuân Giáp Thìn huyện Đan Phượng

Trong không khí Mừng Đảng - Mừng Xuân, tại Trung tâm Văn hóa thông tin và thể thao huyện Đan Phượng đã diễn ra nhiều hoạt động phong phú của Hội Xuân Giáp Thìn năm 2024. Từ triển lãm ảnh “Đan Phượng – truyền thống, hội nhập và phát triển lần thứ II” đến trải nghiệm gói bánh chưng Tết, làm diều sáo truyền thống,… Tất cả đang làm cho không khí Tết diễn ra hết sức sôi động và ý nghĩa.

“Cánh chim Xuân” bức ảnh của tác giả Bùi Minh Tâm được chụp tại hội thi thả diều làng Bá Dương Nội xã Hồng Hà. Bên cạnh khoảnh khắc đàn chim câu bay lên rất đẹp đã được tác giả chụp lai, thì bức ảnh đã thể hiện được khát vọng của một mùa xuân mới. Với ý nghĩa sâu sắc, bức ảnh “Cánh chim Xuân” đã đạt giải đặc biệt của cuộc thi ảnh “Đan Phượng – truyền thống, hội nhập và phát triển”.

Hào hứng thích thú là tâm trạng của các em học sinh khi được trải nghiệm gói bánh trưng Tết. Dưới sự hướng dẫn của ông Bùi Minh Tâm, một người có kinh nghiệm gói bánh lâu năm. Các em học sinh đã tự tay gói những chiếc bánh của riêng mình. Tuy những chiếc bánh còn chưa được vuông vắn, nhưng các em rất vui và có thêm nhiều hiểu biết về một nét đẹp truyền thống dân tộc.

Sôi nổi, đặc sắc Hội Xuân Giáp Thìn huyện Đan Phượng

Cánh diều gắn liền với tuổi thơ của nhiều học sinh nông thôn. Chính vì vậy, hộm nay trong không gian của hội xuân Giáp Thìn 2024, các em học sinh hết sức hào hứng khi được nghệ nhân nhân dân Nguyễn Hữu Kiêm hướng dẫn chi tiết cách làm lên những diều. Đan Phượng có làng Bá Dương Nội xã Hồng Hà nổi tiếng với thú chơi diều truyền thống. Trải nghiệm làm diều là hoạt động có ý nghĩa gìn giữ và bảo tồn một nét đẹp văn hóa dân gian của địa phương.

Không khí Mừng Đảng - Mừng Xuân, tại huyện Đan Phượng

Tại hội Xuân Giáp Thìn 2024 của huyện Đan Phượng, các hoạt động văn hóa thể thao, hoạt động trải nghiệm cùng các trò chơi dân gian mang đã tái hiện một phần hình ảnh Tết cổ truyền của dân tộc, tạo điểm đến sinh hoạt văn hóa cộng đồng, hấp dẫn mọi tầng lớp nhân dân, góp phần quan trọng vào gìn giữ và phát huy truyền thống dân tộc, bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước.

Hội Xuân Giáp Thìn 2024 của huyện Đan Phượng diễn ra từ ngày 27/01 đến ngày 25/02 tức ngày 17 tháng Chạp năm Quý Mão đến ngày 16 tháng Giêng năm Giáp Thìn tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Phụ nữ xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội, đã biến những bức tường rêu mốc thành tranh sinh động, kể lại những câu chuyện đầy ý nghĩa về văn hóa và lịch sử truyền thống địa phương.

Ông Hoàng Thanh Khiết, đại diện Hội đồng xác lập Kỷ lục Việt Nam, đã trao chứng nhận xác nhận kỉ lục cho Bảo tàng Hoa Cương của Nhà giáo Nguyễn Quang Cương, đồng thời đánh giá Bảo tàng Hoa Cương sở hữu một bộ sưu tập hiện vật vô cùng phong phú, đa dạng về chủ đề và chất liệu.

Với mong muốn bảo tồn di sản và phát huy, ứng dụng các giá trị văn hóa Việt vào đời sống hiện đại, cuộc Triển lãm với tên gọi “Tôn cựu, nghênh tân” đang diễn ra tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cũ, 46 Hàng Bài.

Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024 với chủ đề "Gastronomy of Unity - Ẩm thực kết nối" sẽ diễn ra trong hai ngày 7 và 8/12, tại khu Ngoại giao Đoàn - 298 Kim Mã, Hà Nội.

Triển lãm tranh “Hồn Dó” vừa khai mạc tại không gian nghệ thuật B&C Maison d'Art tại Thủ đô Hà Nội. Với nguồn cảm hứng bất tận từ chất liệu giấy dó - một loại giấy làm từ chất liệu thủ công đồng quê của Việt Nam - nghệ sĩ Ngô Đức Hoàng đã thổi hồn vào những tác phẩm mang đậm chất văn hóa Á Đông, được các nhà nghệ thuật trong và ngoài nước đánh giá cao.

Chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), tối 18/11, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”.