Hà Nội hiện lên thơ mộng trong tranh
Lớn lên trong lòng phố cổ, hoạ sĩ Dương Việt Nam gắn bó rồi yêu từng góc phố con đường và con người nơi đây, để rồi một cách tự nhiên, Hà Nội trở thành đề tài chủ đạo trong hội họa của ông.
Hoạ sĩ Dương Việt Nam chia sẻ: “Tôi sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, những kỷ niệm về nơi đây chẳng thể nào phai nhạt được. Những con phố dù đã được xây dựng mới nhưng nó vẫn phảng phất nét đẹp và lãng mạn riêng”.
Tranh của Dương Việt Nam được vẽ trên giấy dó truyền thống với màu acrylic, tái hiện một cách sinh động và đầy cảm xúc những ký ức về Hà Nội xưa.
Để vẽ trên giấy dó không hề dễ dàng, nhưng ông đã thành công trong việc khắc họa vẻ đẹp của ba mươi sáu phố phường Hà Nội. Những hình ảnh quen thuộc như góc chợ Hàng Bè, phố Hàng Bạc, phố Hàng Da, phố Hàng Thiếc, phố cổ Tạ Hiện, hay những khoảnh khắc đặc biệt như đêm trên phố Hàng Thiếc, chợ Đồng Xuân, chợ Hàng Chiếu… gợi lại trong lòng người những cảm xúc ấm áp.
Còn đối với họa sĩ Phạm Đình Chương, cả tuổi thơ của anh gắn liền với những con phố cổ Hà Nội. Những con ngõ nhỏ, hàng cây xanh mướt và không gian yên bình của thành phố đã in sâu vào tâm hồn anh, tạo nên một cảm giác lưu luyến đến lạ. Chính những hình ảnh giản dị ấy đã trở thành nguồn cảm hứng trong sự nghiệp sáng tác của họa sĩ, giúp anh ghi lại vẻ đẹp đặc trưng của Hà Nội qua những tác phẩm đầy cảm xúc.
Họa sĩ Phạm Đình Chương cho biết: “Ví dụ như nhà số 22 phố Nguyễn Trường Tộ, thấy cửa hay mở thì mình cũng thường vào chơi. Anh chủ nhà là một người Hà Nội gốc và anh ấy nói rằng muốn lưu giữ mặt tiền nhà mình để chứng tỏ Hà Nội có một kiến trúc đẹp như vậy. Đó là một điều đáng quý và rất thân tình. Nguồn cảm hứng của tôi không chỉ xuất phát từ kiến trúc mà còn từ tình người”.
Hà Nội trong tranh không chỉ là hình ảnh của một thành phố, mà còn là cảm xúc và câu chuyện đong đầy ký ức, hòa quyện giữa cũ và mới, giữa quá khứ và hiện tại. Những nét vẽ mềm mại, gam màu tinh tế đưa ta trở lại với một Hà Nội mơ màng, đầy chất thơ. Trong không gian ấy, mọi thứ trở nên nhẹ nhàng, thanh thản. Hà Nội không chỉ là nơi chốn, mà là nguồn cảm hứng nghệ thuật sống động, nuôi dưỡng tình yêu và niềm tự hào của mỗi người con đất Việt.
Từ những bó hoa tươi có mặt vào những dịp lễ đặc biệt, những khoảnh khắc đáng nhớ, qua bàn tay khéo léo đã trở thành sản phẩm hộp hoa khô, khung ảnh hay đèn hoa... để kỷ niệm được lưu giữ.
Bảo tàng Sinh học, Đại học Tổng hợp (nay là Trường Đại học Khoa học Tự nhiên) được thành lập năm 1926. Đây là Bảo tàng Sinh học đầu tiên của Đông Dương. Trong dịp Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, lần đầu tiên, Bảo tàng đặc biệt này mở cửa cho người dân tham quan.
Sau cơn bão Yagi tàn phá, những cánh đồng ở xã Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội, đã hồi sinh với vẻ đẹp tràn đầy sức sống.
Không phải ngẫu nhiên mà Hà Nội được gọi là đất Kẻ Chợ. Theo các ghi chép lịch sử, thành Đại La từ xưa là một khu chợ của cả lưu vực sông Hồng, vậy nên người dân khắp nơi đổ về đây trước hết là để buôn bán, dần dần về sau, họ lập thành các phường nghề, rồi làng nghề và hình thành nên các con phố "hàng" trên mảnh đất Kinh kỳ.
Bà con tại xã Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội tất bật với công việc làm miến rong để chuẩn bị cho nhu cầu thực phẩm ngày Tết của người dân, công việc làm miến dù vất vả nhưng đã trở thành nhịp sống quen thuộc của người dân nơi đây.
Chè là một món ăn quen thuộc của người Hà Nội. Với mỗi mùa, Hà Nội lại có những món chè khác nhau mang đặc trưng riêng. Dù hiện nay có rất nhiều loại chè được biến tấu đủ mọi hương vị, thế nhưng quán chè Trường Thao nằm trong con ngõ nhỏ ở Phố Huế vẫn lưu giữ hương vị chè truyền thống trong suốt 50 năm qua.
0