Hàng loạt cá nhân giúp sức Trương Mỹ Lan không bị xử lý

Tại bản cáo trạng truy tố Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và 85 bị can liên quan, Viện kiểm sát nhân dân tối cao xác định, trong vụ án này có hàng loạt cá nhân giúp sức cho Trương Mỹ Lan chỉ giữ vai trò thứ yếu, lệ thuộc và không được hưởng lợi gì nên không cần thiết phải xem xét trách nhiệm hình sự.

Theo cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tối cao xác định, Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) có trụ sở tại số 193-203 Trần Hưng Đạo, quận 1, TP. HCM đã xây dựng hơn 1.000 doanh nghiệp gồm các công ty con, công ty thành viên trong và ngoài nước, được chia thành nhiều tầng lớp.

Trong đó, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát giữ vai trò trung tâm, nắm giữ cổ phần, kiểm soát toàn bộ hoạt động của các công ty trong hệ sinh thái và thường không tham gia trực tiếp vào hoạt động kinh doanh.

Hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát được chia làm bốn nhóm gồm: Nhóm định chế tài chính tại Việt Nam; Nhóm công ty có hoạt động kinh doanh thật; Nhóm công ty “ma” tại Việt Nam; Mạng lưới công ty tại nước ngoài.

Kết quả điều tra xác định có 875 khách hàng gồm 440 cá nhân, 435 pháp nhân đứng tên 1.284 khoản vay được bà Trương Mỹ Lan chỉ đạo nhóm đối tượng tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát thành lập, thuê hoặc nhờ người đứng tên.

Hàng loạt cá nhân giúp sức Trương Mỹ Lan không bị xử lý.
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao xác định, nhóm đối tượng được thuê đứng tên ký khoản vay, đại diện pháp luật công ty ký hồ sơ vay, đứng tên tài sản bảo đảm, ký chứng từ rút, chuyển tiền, làm nhân viên kế toán, nhân sự hành chính liên quan đến các hồ sơ vay vốn không đảm bảo quy định là các đối tượng có vai trò thứ yếu.

Ngoài tiền lương được trả, những người này không được hưởng lợi gì khác và cũng không nhận thức được hành vi đứng tên như trên đã giúp sức cho bị can Trương Mỹ Lan rút tiền Ngân hàng SCB. Những người này cũng là những người lệ thuộc, thực hiện nhiệm vụ do các đối tượng khác thuê.

Quá trình điều tra, những người được bà chủ Vạn Thịnh Phát thuê, nhờ đứng tên đại diện các công ty đã thành khẩn khai báo. Do vậy, không cần thiết phải xem xét trách nhiệm hình sự đối với họ.

Ngoài nhóm người được thuê, trong vụ án này, có một nhóm cán bộ Ngân hàng SCB ở cấp đơn vị, chi nhánh cho vay; tái thẩm định cho vay; tham mưu cho Ban Tổng giám đốc, cán bộ giúp việc cho Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát. Theo Viện kiểm sát, sự tham gia của nhóm đối tượng này trong hồ sơ vay vốn không đảm bảo quy định, không kiểm tra, kiểm soát hoạt động Ngân hàng SCB.

Tương tự, một nhóm cá nhân là những người ở cấp đơn vị, chi nhánh có tham gia hạch toán liên quan đến tiền giải ngân đối với các khoản vay của bị can Trương Mỹ Lan, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Tuy nhiên, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao xác định họ chỉ là những người lệ thuộc, là người làm công ăn lương, không giữ chức vụ, vị trí chủ chốt, thực hiện công việc chuyên môn theo yêu cầu của lãnh đạo Ngân hàng SCB.

Ngoài ra, đối với các bị can trong vụ án, ngoài hành vi bị điều tra, truy tố còn thực hiện hành vi sai phạm khi giữ các vị trí, vai trò thứ yếu trong việc tạo lập hồ sơ vay vốn khống, giải ngân để bị can Trương Mỹ Lan sử dụng.

Khi thực hiện hành vi sai phạm, những người này đều là những người lệ thuộc, làm công ăn lương, thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của lãnh đạo Ngân hàng SCB. Do vậy, không xem xét trách nhiệm hình sự những người này đối với các khoản vay mà họ đã tham gia ở vai trò, vị trí thứ yếu.

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cũng xác định, ông Nguyễn Ngọc Dương (Tổng giám đốc Công ty Sài Gòn Peninsula, thuộc hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát) đã tham gia vào quá trình chỉ đạo tìm kiếm, thuê người đứng tên các khoản vay, đứng tên các pháp nhân, sở hữu cổ phần. Đồng thời trực tiếp đứng tên hợp đồng vay vốn, hợp đồng thế chấp tài sản, là người giúp sức tích cực cho Trương Mỹ Lan rút tiền Ngân hàng SCB. Nhưng ông Dương đã chết nên không xem xét trách nhiệm hình sự.

Ngoài ra, Phó Giám đốc, Giám đốc Ngân hàng SCB chi nhánh Sài Gòn Nguyễn Phương Hồng và ông Nguyễn Tiến Thành (thành viên Hội đồng quản trị Ngân hàng SCB) đã tham gia xây dựng hồ sơ vay vốn, thực hiện việc xét duyệt, cấp tín dụng đối với các khoản vay của khách hàng thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát vay vốn trái quy định của Ngân hàng SCB.

Hai người này cũng đã giúp cho bị can Trương Mỹ Lan thực hiện hành vi phạm tội để sử dụng, chiếm đoạt tiền trái phép của tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, do cả hai người trên đã chết nên không xem xét trách nhiệm hình sự.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, vừa ra quyết định khởi tố vụ án, ra lệnh tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Đăng Dương, Phạm Hoàng Hà (cùng 17 tuổi, ở thành phố Hà Nội); Nguyễn Mậu Tuấn (21 tuổi, ở tỉnh Bắc Ninh); Phan Tiến Hoàng (17 tuổi, ở tỉnh Hưng Yên) về hành vi "Cướp tài sản".

Gần đây, ở một số địa phương xuất hiện tình trạng các đối tượng dụ dỗ, lôi kéo học sinh đã được cấp căn cước công dân tham gia vào việc mua, bán thông tin cá nhân, mở tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.

Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an quận Nam Từ Liêm, đang tạm giữ hình sự Lê Văn Thành (sinh năm 1959, trú tại xã Thanh Hà, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam) để điều tra về tội "Trộm cắp tài sản".

Chỉ trong hai tuần đầu tháng 5 này, Công an thành phố Hà Nội đã tiếp nhận hàng loạt đơn trình báo về tình trạng giả danh công an lừa đảo chiếm đoạt tài sản lên tới nhiều tỷ đồng. Hình thức lừa đảo này không mới, vì sao vẫn có nhiều nạn nhân sập bẫy kẻ gian?

Sau ba ngày xét xử phúc thẩm vụ án kit test Việt Á, chiều 17/5, Hội đồng xét xử phúc thẩm TAND cấp cao tại Hà Nội đã ra phán quyết đối với cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long và 10 bị cáo khác có đơn kháng cáo.

Liên tục được các cơ quan chức năng cảnh báo, nhưng nhiều người vẫn bị lừa bởi chiêu trò làm cộng tác viên online thanh toán đơn hàng để nhận hoa hồng. Với lời quảng cáo việc nhẹ lương cao, chỉ cần ngồi một chỗ vẫn có thể kiếm tiền, nhiều nạn nhân đã sập bẫy thủ đoạn này. Mới đây lại thêm một nạn nhân nữa bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản lên đến gần 2,5 tỷ đồng.