Hỗ trợ sản xuất nâng cao giá trị sản phẩm làng nghề

Được mệnh danh là “đất trăm nghề” - làng nghề Hà Nội đã và đang đóng góp lớn vào phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô và đất nước. Tuy vậy, hiện cũng còn có những hạn chế khiến làng nghề phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế.

Để tháo gỡ khó khăn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ và làng nghề thành phố Hà Nội tổ chức Hội thảo nâng cao giá trị sản phẩm làng nghề, đáp ứng nhu cầu thị hiếu thị trường trong nước và xuất khẩu.

Hiện Thành phố có 1.350 làng nghề và làng có nghề; trong đó có 337 làng nghề, làng nghề truyền thống được UBND thành phố công nhận và hội tụ 47 trong tổng số 52 nghề truyền thống của cả nước. Các làng nghề có 745/2.711 sản phẩm tham gia chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), chiếm trên 27% số sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP của toàn thành phố. 

Doanh thu của các làng nghề đã được UBND thành phố công nhận đạt hơn 24.000 tỷ đồng và thu nhập bình quân lao động tại các làng nghề đạt hơn 7 triệu đồng/tháng. Các làng nghề đã và đang góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế nông thôn, tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động tại các địa phương, tạo tiền đề thực hiện thành công chương trình OCOP và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Thành phố đã xây dựng và triển khai nhiều chương trình hỗ trợ sản xuất, xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm của làng nghề. Những giải pháp được nêu ra, góp phần từng bước nâng cao giá trị sản phẩm làng nghề, đồng thời tiếp tục khuyến khích, động viên các nghệ nhân, thợ giỏi của Thủ đô Hà Nội phát huy những ý tưởng mới, đột phá, vừa có chất lượng, vừa bảo đảm tính mỹ thuật, kỹ nghệ cao, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong nước và quốc tế.  

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong năm 2024, các hoạt động văn hóa, nghệ thuật và thể thao được tổ chức sâu rộng trên khắp địa bàn thành phố Hà Nội. Hà Nội cũng là địa phương đầu tiên của Việt Nam chính thức tham gia mạng lưới các “Thành phố sáng tạo” của UNESCO - một động lực quan trọng cho đổi mới sáng tạo, xây dựng thành phố thông minh, năng động và bền vững, nâng cao vị thế, tạo dựng hình ảnh hấp dẫn mới cho Thủ đô.

Tại buổi họp báo thường kỳ quý IV năm 2024 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch vào chiều 31/12 tại Hà Nội, Thứ trưởng Trịnh Thị Thuỷ cho biết Bộ sẽ nghiên cứu thành công của hai concert “Anh trai say hi” và “Anh trai vượt ngàn chông gai” để có những giải pháp thích hợp nhằm phát triển công nghiệp văn hoá trong thời gian tới.

Luật Thủ đô năm 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, trong đó có điều khoản quy định: “Việc bảo vệ và phát triển văn hóa Thủ đô phải xứng tầm với truyền thống nghìn năm Thăng Long - Hà Nội; xây dựng Hà Nội là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hóa của cả nước; xây dựng văn hóa người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh, tiêu biểu cho văn hóa, lương tri và phẩm giá con người Việt Nam”. Việc đặt văn hóa vào vị trí xứng đáng trong công cuộc xây dựng và phát triển, Luật Thủ đô 2024 đã tạo hành lang pháp lý, để Hà Nội "cất cánh", trở thành “ngọn hải đăng” của cả nước trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa.

Tọa lạc tại số 28 phố Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Đền Quan Đế là một trong những di tích lịch sử đặc sắc của phố cổ Hà Nội.

Từ ngày 31/12/2024 đến hết 1/1/2025, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động với chủ đề “Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025”, giới thiệu những nghi lễ, lễ hội, phong tục tập quán đầu xuân đặc trưng của các dân tộc.

Các công trình kiến trúc Pháp cổ mang lại cho Hà Nội một vẻ đẹp lãng mạn, cổ kính, sang trọng mà thanh lịch, góp phần làm nên nét độc đáo riêng biệt của Thủ đô.