Khám phá những vùng đất đón năm mới sớm và muộn nhất

Do chênh lệch về múi giờ nên lễ đón năm mới trên khắp thế giới sẽ không diễn ra cùng lúc. Vậy quốc gia nào sẽ đón năm mới đầu tiên và cuối cùng trên thế giới?

Quốc gia đón năm mới đầu tiên

Nhiều người thường lầm tưởng Australia là quốc gia đón năm mới sớm nhất thế giới. Tuy nhiên, đảo Tonga, đảo Christmas của Cộng hòa Kiribati và nhà nước độc lập Samoa (Tây Samoa) mới là những nơi đầu tiên trên thế giới đón năm mới.

Đảo Tonga, đảo Christmas và Samoa đón năm mới vào lúc 10 giờ sáng ngày 31/12 theo giờ chuẩn Greenwich (GMT), tương đương 17 giờ chiều ngày 31/12 ở Việt Nam.

Pháo hoa mừng năm mới ở Samoa. Ảnh: BBC

Điều đặc biệt là Cộng hòa Kiribati nằm ngay phía Nam đảo Hawaii, trong cùng một đường kinh tuyến nhưng do nằm ở phía bên kia đường đổi ngày nên đón giao thừa sớm hơn Hawaii gần 1 ngày.

Cách đảo Christmas và Samoa 15 phút, New Zealand là quốc gia tiếp theo đón giao thừa. Vào 17h15 ngày 31/12, quần đảo Chatham bước sang năm mới. 18h cùng ngày, các thành phố còn lại ở quốc gia này như Auckland, Wellington bắt đầu bắn pháo hoa để đón giao thừa. Do thuận tiện đi lại, New Zealand trở thành điểm du lịch lý tưởng cho những du khách muốn đón năm mới sớm trên thế giới.

Do thuận tiện đi lại, nhiều người chọn New Zealand là nơi đón năm mới. Ảnh: David Rowland/REX

Quốc gia này thường tổ chức chương trình đếm ngược hoành tráng với nhiều hoạt động thu hút khách du lịch. Vào thời điểm bước sang năm mới, người dân và du khách tập trung tại cầu cảng Auckland hoặc tháp Sky để ngắm pháo hoa mừng năm mới.

Quốc gia đón năm mới cuối cùng

Quốc gia cuối cùng đón năm mới là Mỹ. Các vùng lãnh thổ không có người ở của nước này như đảo Baker và Howland sẽ là những địa điểm cuối cùng kết thúc một ngày theo đường đổi ngày quốc tế. Hai hòn đảo xa xôi này của Mỹ sẽ đón năm mới vào lúc 12 giờ ngày 1/1 theo giờ chuẩn Greenwich (GMT), tương đương 19 giờ ngày 1/1 ở Việt Nam.

Đảo Howland là nơi đón năm mới muộn nhất thế giới. Ảnh: Naver

Do nơi này không có người sinh sống nên mọi người thường không để ý đến sự đặc biệt của hai hòn đảo này và cũng sẽ không có ai đốt pháo hoa ăn mừng ở đây. Chính vì vậy, nơi đón năm mới muộn nhất trên thế giới được tính là quần đảo American Samoa thuộc Mỹ. Vùng lãnh thổ này sẽ đón năm mới vào lúc 11h ngày 1/1 theo giờ GMT, tức 18 giờ ngày 1/1 theo giờ Việt Nam.

Vì nằm phía bên kia của đường đổi ngày quốc tế so với Samoa nên American Samoa đón giao thừa muộn hơn Samoa 1 ngày dù hai nơi này chỉ cách nhau 164 km. Điều đó có nghĩa, nếu một người vừa đón năm mới tại Samoa, họ có thể đi phà (8 tiếng) hoặc máy bay (20 phút) sang American Samoa "ngược" về năm 2024 và chào đón năm 2025 một lần nữa.

Đảo Honolulu (Hawaii, Mỹ) là một trong những nơi đón năm mới muộn nhất thế giới.

Thứ tự đón năm mới theo vòng quay Trái đất (theo giờ Việt Nam)

17h ngày 31/12: đảo Tonga, đảo Christmas của Cộng hòa Kiribati và quốc đảo Samoa (Tây Samoa).

18h: New Zealand

20h - 22h15: Australia

22h: Nhật Bản, Hàn Quốc

22h30: Triều Tiên

23h: Trung Quốc, Philippines, Singapore

0h ngày 1/1: Indonesia, Việt Nam, Lào, Campuchia...

0h30: Myanmar và quần đảo Cocos

1h: Bangladesh

1h15: Nepal

1h30: Ấn Độ và Sri Lanka

2h: Pakistan

2h30: Afghanistan

3h: Azerbaijan

3h30: Iran

4h: Moscow/Nga

5h: Hy Lạp

6h: Đức

7h: Vương quốc Anh

9h - 10h: Brazil

10h: Argentina, Paraguay

10h30 - 15h: Mỹ, Canada

16h: Alaska

17h: Hawaii

18h: Đảo Samoa thuộc Mỹ (Đông Samoa)

19h: Đảo Baker, đảo Howland (Mỹ).

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo tin mới nhất của Yonhap, Cơ quan Điều tra Tham nhũng quan chức cấp cao Hàn Quốc (CIO) vừa thông báo CIO sẽ dừng thực thi lệnh bắt giữ Tổng thống Yoon Suk Yeol do liên quan đến động thái thiết quân luật ngắn ngủi hôm 3/12/2024. CIO cho biết sẽ xem xét các bước tiếp theo.

Một chiếc máy bay nhỏ đã đâm vào một nhà kho thương mại gần sân bay thành phố Fullerton ở bang California, Mỹ, gây ra hỏa hoạn nghiêm trọng. Vụ việc khiến hai người thiệt mạng và 18 người bị thương.

Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc ngày 3/1 sẽ tổ chức phiên điều trần lần thứ hai phục vụ công tác chuẩn bị cho phiên xét xử luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol.

Một đám đông người biểu tình đã đối đầu với cảnh sát bên ngoài dinh thự của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol, khi Cơ quan chống tham nhũng (CIO) đang thi hành lệnh bắt giữ nhà lãnh đạo này.

Công tố viên Hàn Quốc hôm nay đã truy tố một chỉ huy quân đội cấp cao và người đứng đầu đơn vị tác chiến đặc biệt của quân đội về vai trò của họ trong việc áp đặt thiết quân luật hôm 3/12.

Ngày 3/1, Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc tổ chức phiên điều trần lần hai nhằm chuẩn bị cho phiên tòa chính thức luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol.