Không cấm nhu cầu chính đáng về dạy thêm, học thêm

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 29 quy định các nội dung, hình thức liên quan đến dạy thêm, học thêm. Thông tư mới chỉ cấm những hiện tượng tiêu cực chứ không cấm nhu cầu có thực và chính đáng của cả người dạy và người học.

Là giáo viên dạy môn Ngữ văn, môn thi bắt buộc trong các kỳ thi vào lớp 10, nhiều năm nay, cô Lương Thu Thủy luôn phải chú ý từng học sinh để củng cố kiến thức, thậm chí tranh thủ cả giờ giải lao để giải đáp mọi câu hỏi của học trò.

Cô giáo Lương Thu Thủy, Trường THCS Trưng Vương, Hà Nội, cho hay: “Từ xưa đến nay thì nhu cầu học thêm là xuất phát từ nguyện vọng của học sinh và phụ huynh. Thầy cô đều dựa trên nguyện vọng đó để sắp xếp. Các con có thể được bồi đắp và phát huy thế mạnh, chỉnh sửa hạn chế. Các thầy cô được dạy thêm đó là nguyện vọng chính đáng, tạo thuận lợi cho học sinh”.

Theo quy định mới, việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường chỉ áp dụng với các trường hợp sau: học sinh có kết quả học tập ở mức chưa đạt; học sinh được nhà trường lựa chọn để bồi dưỡng học sinh giỏi; học sinh lớp cuối cấp tự nguyện đăng ký ôn thi tốt nghiệp theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Bà Nguyễn Thu Hà, Hiệu trưởng Trường THCS Trưng Vương, cho biết: “Tôi thấy đây là chủ trương đúng đắn, phù hợp, bởi Chương trình giáo dục phổ thông 2018 chú trọng vào việc phát huy năng lực của học sinh. Muốn làm tốt việc này thì giáo viên phải đi sâu vào cá thể hóa. Tức là quan tâm tới khả năng, năng lực riêng biệt của từng học sinh. Ở Trường Trưng Vương thì mọi học sinh lớp 9 học kém đều được phụ đạo miễn phí”.

Thông tư mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhấn mạnh yếu tố tự nguyện, tức là không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc học sinh học thêm. Ngoài ra, có quy định cụ thể về trách nhiệm của hiệu trưởng và giáo viên khi tham gia dạy thêm ngoài nhà trường.

Ông Nguyễn Xuân Thành - Vụ trưởng Vụ Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, cho hay: “Quy định chỉ nói là giáo viên công lập không tổ chức kinh doanh dạy thêm. Các thầy cô giỏi có nhiều học sinh mong muốn được học thêm không có gì ngăn cản, chỉ có yêu cầu là phải báo cáo hiệu trưởng rõ ràng, nếu có học sinh lớp mình thì báo cáo danh sách, cam kết không ép buộc, cam kết không đưa câu hỏi, bài tập dạy thêm vào đề kiểm tra đánh giá. Lần này chúng tôi muốn tập trung quản lý việc này, tất nhiên Bộ chỉ ra khung pháp lý, đặc biệt là sự giám sát của toàn xã hội là rất quan trọng”.

Về vấn đề giám sát việc dạy thêm, học thêm, Thông tư quy định việc giám sát không chỉ có ngành giáo dục hay chính quyền địa phương mà còn phải có giám sát toàn dân, của chính học sinh và phụ huynh trên cơ sở những quy định đã được ban hành.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo thông báo của Hội đồng Anh và IDP, kỳ thi IELTS ở Việt Nam sẽ chuyển sang thi trên máy tính hoàn toàn sau ngày 29/3, bỏ hình thức thi trên giấy. Hai kỳ thi IELTS trên giấy và IELTS trên máy tính đều có cùng định dạng bài thi, câu hỏi và cách thức chấm điểm như nhau.

Sáng nay, 8/1, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố Thông tư số 30/TT-BGDĐT về ban hành Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông. Trong đó, Thông tư quy định, tuyển sinh vào lớp 6 được thực hiện theo phương thức xét tuyển và sẽ không còn phương thức thi tuyển.

Từ ngày 30/3, kỳ thi IELTS tại Việt Nam sẽ chuyển hoàn toàn sang hình thức thi trên máy tính. Các thí sinh đã đăng ký thi trên giấy trước thời điểm này được chọn thi sớm trên giấy hoặc thi trên máy.

Sáng 8/1, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT. Theo đó, từ năm 2025 sẽ có 3 phương thức tuyển sinh vào lớp 10 gồm: thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển. Bộ Giáo dục yêu cầu không chọn cùng một môn thi thứ ba quá 3 năm liên tiếp.

Một số giáo viên phản ánh thực hiện thí điểm đặt hàng giá dịch vụ giáo dục ở Hà Nội chưa được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP. Đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết đang khẩn trương phối hợp với các đơn vị liên quan báo cáo cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.

Những năm gần đây, an toàn học đường đã trở thành một chủ đề được xã hội quan tâm. Đặc biệt, khi các tệ nạn về ma túy, thuốc lá điện tử và các chất gây nghiện khác đang có xu hướng gia tăng ở lứa tuổi học sinh.