Khủng hoảng nước sạch ngày càng nghiêm trọng tại Dải Gaza

Bước sang tháng xung đột thứ 10, người dân Palestine ở Gaza vẫn đang vật lộn để có được thực phẩm và nước sạch.

Hai trong số ba đường ống dẫn nước từ Israel đến Gaza hiện chỉ hoạt động ở mức công suất từ 63% - 83%. Chỉ có hai trong số ba nhà máy khử muối cho ra nước sạch đang hoạt động, nhưng dưới công suất và có nguy cơ bị đình trệ do thiếu nhiên liệu dai dẳng.

Không chỉ đối mặt với mối nguy hiểm thường trực từ các cuộc không kích hoặc giao tranh trên bộ, người Palestine còn phải vật lộn hàng ngày để tìm kiếm những thứ thiết yếu như nước để uống, nấu ăn hoặc giặt giũ.

Người Palestine còn phải vật lộn hàng ngày để tìm kiếm những thứ thiết yếu như nước để uống, nấu ăn hoặc giặt giũ.

Để có nước sạch, người dân ở Dải Gaza phải đấu tranh hàng ngày vì nước đã trở nên cực kỳ khan hiếm, nhất là sau khi các giếng nước trên khắp vùng đất này bị phá hủy trong các cuộc không kích của Israel.

Thành phố Gaza đã mất gần như toàn bộ khả năng sản xuất nước, với 88% giếng nước và 100% nhà máy khử muối bị hư hại hoặc phá hủy, theo tổ chức Oxfam.

Họ phải xếp hàng nhiều giờ trong cái nóng khủng khiếp để có được bữa ăn chính trong ngày và nước uống được.

Anh Mazen Abu Ataya, người dân Palestine chia sẻ: "Giếng này được khoan cùng với ba giếng khác để đáp ứng nhu cầu nước của khu vực do tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng. Như bạn thấy, những giếng này không đủ để đáp ứng nhu cầu của tất cả người dân ở đây. Chúng tôi cần nguồn cung cấp nước nhiều hơn."

Không chỉ thiếu nước, phần lớn nước còn bị ô nhiễm. Các gia đình phụ thuộc rất nhiều vào các bếp ăn từ thiện tạm thời để sinh tồn. Họ phải xếp hàng nhiều giờ trong cái nóng khủng khiếp để có được bữa ăn chính trong ngày và nước uống được. Bữa ăn hàng ngày chủ yếu là cơm, thịt gà được cung cấp một lần một tuần.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Dữ liệu mới nhất từ Văn phòng Thống kê Quốc gia của Anh cho thấy tỷ lệ lạm phát tại nước này trong tháng 10 tăng lên mức cao nhất trong 6 tháng qua, củng cố kỳ vọng của thị trường rằng sẽ không có đợt cắt giảm lãi suất nào khác trong năm nay.

Giá dầu thế giới tăng khoảng 1% vào ngày 21/11, sau khi Nga và Ukraine gia tăng các cuộc tấn công bằng tên lửa, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ căng thẳng nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 22/11 cho biết nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.

Tại Pakistan, nhiều tay súng đã tấn công đoàn xe chở người Hồi giáo dòng Shiite, khiến ít nhất 42 người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương.

Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) tại Baku, Azerbaijan đang dần tiến tới những giờ đàm phán cuối cùng, tuy nhiên các đại biểu vẫn chưa thể tìm ra tiếng nói chung đối với vấn đề lớn là tài chính khí hậu.

Tại cuộc họp báo ngày 21/11, Thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre xác nhận, Mỹ đã thông báo trước cho Ukraine và các đồng minh về kế hoạch phóng tên lửa tầm trung của Nga.