Lưu giữ tuổi học trò trong những bức ảnh kỷ yếu
Chụp ảnh kỷ yếu từ bao giờ, đã trở thành một nét văn hóa học đường, trở thành một hoạt động không thể nào thiếu của tuổi học trò, lắm niềm vui và cũng không ít nỗi buồn cùng nhiều nỗi suy tư.
Tháng 11 là khoảng thời gian đẹp nhất để chụp một bộ ảnh kỷ yếu. Những nụ cười hạnh phúc, những trò đùa tinh nghịch, những giọt nước mắt chia tay đều được lưu giữ trong bộ ảnh kỷ yếu của các em học sinh. Ảnh kỷ yếu chính là nơi để lưu giữ những ký ức về một thời thanh xuân tươi đẹp gắn bó cùng nhau của lứa tuổi học trò.
Tuổi học trò là lứa tuổi hồn nhiên, trong sáng, đầy ắp kỷ niệm, ước mơ và cả những tâm tình của tuổi mới lớn. Sau những tháng ngày vất vả triền miên với việc học, bận bịu với ôn thi, chụp ảnh kỷ yếu là cơ hội hiếm hoi để học trò xả hơi, thư giãn, xả bớt những gánh nặng học hành.
Những buổi chụp ảnh còn là cơ hội để học trò được gần gũi với thầy cô, được bày tỏ tình cảm, sự ngưỡng mộ và cả những tâm sự, bộc bạch của mình, đó cũng là cơ hội vàng để cha mẹ và con cái xích lại gần nhau hơn. Quan trọng hơn, những buổi chụp ảnh kỷ yếu đầy ắp kỷ niệm và tiếng cười đó, còn là hành trang theo các em suốt chặng đường tiếp theo, là ký ức, là "của để dành" và tiếng gọi tụ họp mỗi năm.
Cứ mỗi mùa chụp ảnh đến là một lứa học trò sắp rời khỏi mái trường và một chuyến đò sắp qua sông. Những bức ảnh kỷ yếu sẽ trở thành một dấu ấn khó phai, ghi lại những kỷ niệm đẹp đẽ và ý nghĩa nhất của cuộc đời học sinh.
Ở Hà Nội có những con phố cổ đông đúc cả ngày. Phố Hàng Chiếu cũng không phải ngoại lệ. Đây là một trong số những con phố hiếm hoi buôn bán đúng mặt hàng gắn với tên gọi "Hàng Chiếu".
Cùng sử dụng chất liệu sợi tơ tằm giống như lụa nhưng "the" hay "sa" dường như đã trở nên khá xa lạ trong đời sống ngày nay. Với khát khao gìn giữ hơi thở của the lụa từng vang danh gắn với mảnh đất quê hương mình, nghệ nhân Lê Đăng Toản (La Khê, Hà Đông) đã miệt mài canh cửi trong suốt gần 20 năm, dù hành trình đó có không ít gian nan.
Sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống bốn đời làm gốm sứ, chị Vũ Như Quỳnh, Giám đốc Công ty TNHH gốm sứ Vạn An Lộc (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) đã có 9 năm bươn chải với nghề. Thời gian 9 năm không dài đối với một nghệ nhân, vậy nhưng chị Vũ Như Quỳnh đã xây dựng được một vị thế vững chắc cho thương hiệu gốm sứ Vạn An Lộc trên thị trường.
Từ những bó hoa tươi có mặt vào những dịp lễ đặc biệt, những khoảnh khắc đáng nhớ, qua bàn tay khéo léo đã trở thành sản phẩm hộp hoa khô, khung ảnh hay đèn hoa... để kỷ niệm được lưu giữ.
Hà Nội với vẻ đẹp cổ kính và những phố phường rộn rã nhịp sống, từ lâu đã là nguồn cảm hứng cho nhiều nghệ sĩ. Trong không gian tĩnh lặng của những bức tranh, Thủ đô hiện lên dịu dàng và thơ mộng.
Hà Nội không chỉ có bốn mùa quen thuộc xuân - hạ - thu - đông, mà còn có cả một mùa để lưu giữ những bức ảnh, những thước phim, những xúc cảm và kỷ vật vô giá của một thời học trò dấu yêu sẽ không bao giờ trở lại.
0