Mexico gìn giữ thời trang bản địa

Các nghệ nhân và nhà thiết kế bản địa Mexico đã tham gia một sự kiện thời trang đặc biệt ở thành phố Mexico. Đây là sự kiện thời trang có tên "Original" do Chính phủ nước này tổ chức, dành riêng cho hàng dệt may truyền thống.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration 0:00
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time 0:00
1x

Các nhà thiết kế đã mang tới sự kiện các thiết kế mang đậm yếu tố văn hóa bản địa với khẩu hiệu: "Không mặc cả, không đạo nhái, không chiếm đoạt văn hóa”. Được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2021, sự kiện thời trang "Original" nhằm mục đích chống lại hành vi sao chép, đạo nhái đối với các yếu tố văn hóa truyền thống trong các sản phẩm dệt may bản địa Mexico thời gian gần đây, và tạo ra một ngành công nghiệp thời trang công bằng và bền vững hơn. 

Nhà thiết kế Hilan Cruz cho biết: "Chúng tôi cố gắng nâng cao nhận thức để mọi người hiểu rằng các sản phẩm của chúng tôi rất phức tạp và có ý nghĩa văn hóa sâu sắc. Hoạt động này giúp mọi người xem và hiểu các quy trình chúng tôi thực hiện".

Các trang phục truyền thống của người bản địa Mexico mang nhiều yếu tố văn hóa, thiên nhiên đặc trưng của đất nước. Mỗi hình thêu trên trang phục của họ đều mang ý nghĩa sâu sắc.

Nhà thiết kế Rosa Gonzalez chia sẻ: "Chúng tôi được truyền cảm hứng từ mọi thứ xung quanh, từ cây cối và hoa lá trong vùng của chúng tôi. Trang phục của chúng tôi có thể bán trên thị trường. Mọi người có thể mặc một chiếc váy thời trang cao cấp của chúng tôi cho các bữa tiệc. Chúng tôi thậm chí còn may váy cho cô dâu". 

Không chỉ gặp khó khăn về tình trạng đạo nhái, những khó khăn về tài chính và các vấn đề cạnh tranh với ngành công nghiệp thời trang quy mô lớn, đã khiến thế hệ sau của những người thợ thủ công không thể tiếp nối nghề truyền thống của cha ông mà phải tìm kiếm công việc ổn định hơn. Ngoài ra, sự khó khăn về vốn cũng kìm hãm sự đổi mới và hạn chế các nhà thiết kế đầu tư vào sản xuất với quy mô lớn hơn.

Nhà thiết kế Licet Alvarez cho biết: "Tôi muốn vừa hiện đại mà vẫn giữ được nét văn hóa truyền thống. Ví dụ, chúng tôi muốn làm ra những chiếc túi hiện đại mà không làm mất đi nét văn hóa. Những chiếc túi này được nhuộm bằng lá cây tự nhiên. Vải túi được dệt bằng khung cửi. Từng chút một, tôi đã bắt đầu đổi mới một số thứ". 

Trước tình trạng sao chép, đạo nhái các yếu tố bản địa truyền thống, Chính phủ Mexico đã kêu gọi các công ty nước ngoài giải thích về việc khai thác thương mại các yếu tố đặc biệt của văn hóa Mexico trong các sản phẩm thời trang của họ. Bộ Văn hóa Mexico kêu gọi sự hợp tác có đạo đức giữa các thương hiệu thời trang và các nghệ nhân. Còn Tổng thống Mexico Lopez Obrador cho biết các thương hiệu thời trang có thể sử dụng các các họa tiết có nguồn gốc tiền Tây Ban Nha và bản địa Mexico, miễn là họ công nhận “công việc trí tuệ và sự sáng tạo” của các nghệ nhân nước này. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Chung kết cuộc thi "Design Contest Áo Bà Ba" diễn ra tại TP.HCM đã thu hút sự quan tâm từ giới chuyên môn và công chúng yêu thời trang, đây là lần đầu tiên Việt Nam có sân chơi thiết kế chuyên nghiệp dành riêng cho áo bà ba.

Tập đoàn thời trang xa xỉ Prada của Italia sẽ đưa ra quyết định trong tuần này về khả năng tiếp quản đối thủ nhỏ hơn là Versace, khi các cuộc đàm phán bước vào giai đoạn cuối.

Hoa hậu Đặng Thị Ngọc Hân còn được biết đến là một nhà thiết kế tài năng vì đã gắn bó lâu năm với công việc thiết kế áo dài truyền thống và luôn mang đến những sáng tạo độc đáo, ấn tượng, tôn vinh vẻ đẹp thanh lịch, duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam.

Thanh Hằng, Lan Khuê, Minh Tú, Minh Triệu và Lương Thùy Linh đã tạo nên một cái kết cuốn hút, góp phần thành công cho show diễn "Golden Heritage" của nhà thiết kế Lê Thanh Hoà vào tối 2/4.

Quy tụ hơn 800 mẫu nhí tài năng cùng 30 nhà thiết kế hàng đầu Việt Nam, MT Fashion Show là sự kiện thời trang thường niên dành riêng cho các bé từ 3 đến 16 tuổi.

Lê Thanh Hòa là một trong những nhà thiết kế nổi bật của thời trang Việt với nhiều bộ sưu tập mang đậm dấu ấn sáng tạo. Theo đuổi triết lý kết hợp giữa thẩm mỹ, ứng dụng và giá trị văn hóa, anh xem thời trang như cầu nối đưa di sản đến gần hơn với công chúng. Tinh thần đó tiếp tục được Lê Thanh Hòa thể hiện qua bộ sưu tập Golden Heritage - ứng dụng nghệ thuật trang trí điêu khắc Champa vào thiết kế thời trang.