Mùa Tết ở vườn lan
Tháng Chạp luôn là thời điểm bận rộn của các nhà vườn bán cây cảnh trưng Tết. Vườn lan của hợp tác xã Đan Hoài, huyện Đan Phượng cũng vậy. Còn chưa đầy ba tuần nữa mới đến Tết nhưng số lượng lan đủ chủng loại cũng đã được nhập về lấp kín nhà vườn để phục vụ nhu cầu của khách hàng.
Để phục vụ thú chơi hoa lan trong dịp Tết, hợp tác xã Đan Hoài đã phải tuyển thêm hàng chục lao động thời vụ, dù đã có hơn 40 công nhân làm việc thường xuyên. Những ngày cận Tết, số lượng đơn hàng quá lớn nên mọi người đều phải luôn tay. Người lên đơn, người đóng hàng, người bán hàng, người bốc xếp... Tất cả tạo nên một không khí bận rộn và hối hả.
Bà Lê Thị Lý (Đan Phượng, Hà Nội) cho biết, thời điểm mùa vụ là bận nhất, mọi người phải thay nhau đóng đơn cho khách, thời gian bình thường thì sẽ trồng và chăm hoa.
Cuối năm, dù công việc vô cùng bận rộn nhưng chị Bích, chủ vườn lan vẫn luôn giám sát chặt chẽ quy trình làm việc của công nhân, để đảm bảo hoa ra thị trường ngày Tết luôn được đẹp và rực rỡ nhất.
Những ngày này, người dân buôn hoa ở khắp các tỉnh đến lấy hàng rất nhiều. Bà Nguyễn Thị Mai (Thanh Hoá) làm nghề bán cây cảnh và hoa tươi hơn 30 năm nay thì cũng đã có hơn chục năm gắn bó với vườn lan này. "Nhà tôi ở thành phố Thanh Hoá, nên tôi phải đi sớm để về còn bán hàng. Năm nào đến mùa này tôi cũng ra lấy 4, 5 xe. Bận nhưng vui vì đam mê, nên tôi có thể làm xuyên ngày cũng được", bà Mai nói.
Ngoài những người buôn hoa, khách lẻ yêu cầu lên bình lan chơi Tết cũng rất nhiều, nên ngoài công nhân đóng gói và chăm lan thì những ngày cận Tết, nhà vườn cũng phải thuê thêm nhiều thợ cắm lan.
Anh Hưng đã làm công việc cắm lan cho vườn lan ở hợp tác xã Đan Hoài cũng gần chục năm nay. Cứ đầu tháng 12, anh lại từ Thanh Hóa ra đây làm việc. "Hàng năm cứ tầm tháng 12 âm lịch mình lên làm, đến 23 âm mình lại về quê. Làm hoa ngày Tết này có vất vả nhưng mình thấy hạnh phúc vì những chậu lan đẹp được đến tay khách hàng", anh Hưng chia sẻ.
Mỗi công nhân một việc, bận rộn, hối hả. Nhịp sống ở vườn lan những ngày cận Tết dường như nhanh hơn, sôi động hơn. Dù vất vả nhưng có lẽ ai cũng vui mừng phấn, khởi vì có thêm thu nhập để đón một mùa xuân mới đầm ấm bên gia đình.
Ký ức tuổi thơ thường là những mảnh ghép giản dị nhưng đầy ắp cảm xúc, những hương vị quen thuộc mà mỗi lần nhớ lại, lòng người lại bâng khuâng khó tả. Trong vô vàn những kỷ niệm ấy, có một thứ không thể không nhắc đến, đó chính là ang mỡ lợn - món ăn mà dù qua bao nhiêu năm tháng, vẫn mãi đọng lại trong tâm hồn mỗi người.
Sự háo hức thay đổi bản thân để đón chào một năm mới đang đến không chỉ có ở những người trẻ mà còn được tìm thấy ở những tiệm làm tóc cũ kỹ và giản dị của các bà, các cô.
Có những giai điệu diệu kỳ mang khả năng gắn kết người với người, gần hơn những tâm hồn đồng điệu. Đó chính là giai điệu của tiếng kèn saxophone.
“Quà tặng của nhân gian” là sự kiện văn hoá nổi bật của Hà Nội để đón chào năm mới 2025. Tại chương trình, giữa không gian Văn Miếu - Quốc Tử Giám, nơi được định hướng trở thành không gian sáng tạo của Thủ đô, người dân và du khách lần đầu tiên được gặp gỡ, giao lưu với các nghệ nhân đến từ khắp mọi miền đất nước. Sự kiện không chỉ khẳng định Hà Nội là nơi kết nối di sản văn hóa truyền thống và nghệ thuật đương đại mà còn góp phần gìn giữ, phát huy, tôn vinh những giá trị đặc sắc của các làng nghề nổi tiếng của Việt Nam.
Hà Nội - một thành phố không ngừng chuyển mình, nhưng vẫn luôn lưu giữ những ký ức đẹp đẽ của thời gian. Mỗi góc phố, mỗi kỷ vật đều là những câu chuyện nhắc nhớ về một thời đã xa trong tiềm thức của mỗi người dân Hà Nội.
Việc Quốc hội thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) tạo thêm hành lang pháp lý, cơ chế đặc thù vượt trội để Hà Nội có những điều kiện thuận lợi, phát triển công nghiệp văn hóa.
0