Nét đẹp thưởng trà ngày tết của người trẻ
Thường khi nói tới việc uống trà, thì đa phần sẽ nghĩ đến hình ảnh các bậc cao niên ngồi quây quần hàn huyên bên chiếc ấm. Hiếm ai hình dung được rằng, người trẻ cũng có được những “thú vui" thi vị như thế. Vào những ngày xuân, nhiều người trẻ thường tìm đến các quán trà truyền thống - nơi giúp họ hiểu hơn về trà Việt và thưởng trà - những giá trị văn hóa truyền thống, nét đẹp xưa cũ.
Vài năm trở lại đây, việc thưởng trà theo cách truyền thống đang được các bạn trẻ trong đó có Tùng Anh lựa chọn để tìm cho mình những phút giây lắng đọng, an yên giữa những ngày xuân.
Anh Nguyễn Tùng Anh - quận Hoàng Mai, Hà Nội chia sẻ, ngày nay trà không chỉ dành cho người lớn tuổi mà bây giờ rất nhiều các bạn trẻ các bạn thanh niên cũng đang dần tìm đến những quán trà các bạn có thể ngồi lại với nhau, chia sẻ những cái kinh nghiệm trong cuộc sống của mình những vấn đề khúc mắc gặp phải để cùng nhau giải quyết những vấn đề đó vượt qua những khó khăn.
Việc thưởng trà theo cách truyền thống là cả một quá trình đòi hỏi sự tinh tế của người thưởng thức và sẽ không có một công thức nhất định. Thông thường, khi thưởng trà, người uống sẽ tận hưởng hương của trà, sau mới nhấp ngụm nhỏ để cảm nhận vị chát đắng. Và rồi vị ngọt dịu nơi đầu lưỡi sẽ xuất hiện ngay sau đó. Từng chút một nhâm nhi hòa cùng tâm hồn thư thả, nhẹ nhàng.
Anh Nguyễn Tùng Anh - quận Hoàng Mai - Hà Nội chia sẻ, mỗi khi mình uống trà thì mình thấy thời gian chậm lại hơn, mình không còn vướng bận với những cái xô bồ và những vội vã của cuộc sống thường ngày. Mình tĩnh tâm lại từ đó con người của chúng ta sinh ra được trí tuệ mới những ý tưởng mới.
Anh Phan Anh Tuấn, Nhà sáng lập Tita Art, khoảng tầm 5-7 năm trở lại đây thì giới trẻ bắt đầu tìm về uống trà truyền thống. Giới trẻ có thừa sự nhanh nhạy nhưng đôi khi hơi vội. Việc pha một ấm trà này giúp người ta có thể thong thả, cảm nhận cuộc sống. Qua uống trà này, người ta nhận được thực tại, cảm nhận được cái đẹp và người ta nhận ra cuộc sống không cứ phải vội vàng như vậy.
Những ngày đầu xuân năm mới cũng là dịp nhiều bạn trẻ quây quần bên nhau với ấm trà thơm nồng, cùng lắng nghe và tìm hiểu những câu chuyện về văn hóa thưởng trà. Từng chén trà thơm như mang cả hương hoa đất trời bốn mùa khiến người thưởng trà khơi mở các giác quan, cảm nhận rõ sự giao hòa và đồng điệu sâu sắc của thiên nhiên, đất trời và vạn vật.
Chị Nguyễn Thị Vân Anh, quận Ba Đình, Hà Nội chia sẻ, mỗi chén trà tôi cảm nhận được hương vị của thiên nhiên. Của cỏ cây cũng như là những gì đó giản đơn và và gần gũi nhất. Khi mà trong những ngày tết thì mọi người sẽ có dịp để được quây quần bên nhau, quây quần bên ấm trà và sẻ chia những câu chuyện của năm cũ và cũng như là hy vọng cho những điều tốt lành may mắn trong năm tới.
Anh Nguyễn Tùng Anh, quận Hoàng Mai, Hà Nội chia sẻ, mình thấy trà đến gần với con người hơn, làm cho không khí của ngày tết ấm cúng hơn và cả nhà đoàn viên của gia đình cũng mang đến nhiều niềm vui và hạnh phúc, cầu mong cho một năm mới mọi người có thể có những thành công mới.
Càng nhiều người trẻ thường chọn trà như một thức uống không thể thiếu để cải thiện sức khỏe. Và điều quan trọng hơn, việc người trẻ uống trà không chỉ đơn giản là một trào lưu, hay một thói quen, sự yêu thích, mà nó còn là sự trân trọng nét đẹp văn hóa thưởng trà của người Việt.
Xuân đã về, phố phường càng rộn ràng náo nức những ngày đầu năm Giáp Thìn 2024, không thể thiếu những tách trà nóng, một nét đẹp văn hóa của người Việt đang gìn giữ và lan tỏa bởi những người trẻ.
Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024 với chủ đề "Gastronomy of Unity - Ẩm thực kết nối" sẽ diễn ra trong hai ngày 7 và 8/12, tại khu Ngoại giao Đoàn - 298 Kim Mã, Hà Nội.
Triển lãm tranh “Hồn Dó” vừa khai mạc tại không gian nghệ thuật B&C Maison d'Art tại Thủ đô Hà Nội. Với nguồn cảm hứng bất tận từ chất liệu giấy dó - một loại giấy làm từ chất liệu thủ công đồng quê của Việt Nam - nghệ sĩ Ngô Đức Hoàng đã thổi hồn vào những tác phẩm mang đậm chất văn hóa Á Đông, được các nhà nghệ thuật trong và ngoài nước đánh giá cao.
Chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), tối 18/11, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”.
Từ việc đầu tư vào kịch bản, dàn dựng đến các hình thức quảng bá, các sân khấu kịch TP.HCM không ngừng nỗ lực thổi luồng sinh khí mới, mang đến trải nghiệm gần gũi và hấp dẫn hơn.
Xuất phát từ tình yêu đối với văn chương, một dự án cộng đồng mang tên “Rubik văn chương” đã ra đời và trở thành nơi trao đổi các kiến thức văn học bổ ích của những bạn trẻ.
Từ nay đến hết ngày 30/11, công chúng yêu nghệ thuật trong và ngoài nước khi đến với không gian Aqua Art, 44 phố Yên Phụ, sẽ được thưởng lãm nhiều tác phẩm tranh vẽ về Hà Nội cùng các workshop về hội họa độc đáo.
0