Nga bác bỏ phán quyết của ICC
Hãng TASS đưa tin, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov bác bỏ quyết định của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) liên quan Tổng thống Nga Vladimir Putin và Ủy viên quyền trẻ em Maria Lvova-Belova, và khẳng định quyết định này "vô hiệu về mặt pháp lý".
Theo quyết định của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC), Tổng thống Nga Vladimir Putin và Ủy viên Quyền Trẻ em Nga Maria Lvova-Belova có thể phải chịu trách nhiệm "về việc trục xuất và đi chuyển bất hợp pháp dân số (trẻ em) từ các khu vực của Ukraine sang Nga. ICC cho rằng hoạt động nói trên diễn ra sau khi xung đột Nga - Ukraine bùng phát.

Trong khi đó, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nhấn mạnh rằng Nga không công nhận thẩm quyền của tòa án ICC.
"Hành động này là thái quá và không thể chấp nhận được. Nga, cũng như một số quốc gia khác, không công nhận thẩm quyền của tòa án này và theo đó, bất kỳ quyết định nào như thế này đều vô hiệu đối với Nga về mặt pháp lý ", ông Dmitry Peskov nói.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cũng khẳng định các quyết định của ICC không có hiệu lực ở Nga và bất kỳ lệnh bắt giữ nào đều vô hiệu.
Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) được thành lập theo Quy chế Rome vào năm 1998. Tòa án này không thuộc Liên hợp quốc và chịu trách nhiệm trước các quốc gia đã phê chuẩn quy chế. Các quốc gia không tham gia quy chế bao gồm Nga (đã ký nhưng không phê chuẩn), Mỹ (đã ký, sau đó rút lại chữ ký) và Trung Quốc (không ký). Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký một sắc lệnh hành pháp vào năm 2016 tuyên bố Nga sẽ không phải là thành viên của ICC. Theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga, tòa án đã không đáp ứng được kỳ vọng và không thể trở thành một tổ chức thực sự độc lập về tư pháp quốc tế. Mỹ cũng bày tỏ sự không hài lòng mạnh mẽ với tòa án vào năm 2020, sau khi các công tố viên ICC cho biết họ sẽ điều tra hành động quân nhân Mỹ ở Afghanistan.
TIN LIÊN QUAN


Brazil và Trung Quốc đang đàm phán để thành lập một quỹ tài trợ cho sự phát triển công nghiệp xanh và năng lượng tái tạo ở cả hai quốc gia.
Trước việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tiếp tục "hãm phanh" lạm phát, giới chuyên gia theo dõi thị trường liên tục dự đoán về việc FED sẽ tăng lãi suất thêm bao lâu nữa và mức độ nguy cơ suy thoái có thể xảy ra. Tuy nhiên theo các nhà hoạch định chính sách của FED, có thể sẽ chỉ cần thêm một đợt tăng lãi suất nữa trong năm nay để đẩy lùi lạm phát. Từ năm 2024 trở đi, FED sẽ ít nới lỏng chính sách tiền tệ hơn.
Tháng lễ Ramadan năm nay tại Pakistan bắt đầu vào ngày 3/4. Do tình hình lạm phát, nên giá cả nguyên liệu, thực phẩm phổ biến dùng trong lễ Ramadan như dầu ăn, bột mỳ và trái cây tăng cao, riêng sữa đã tăng tới 25% từ cuối năm 2021 đến nay. Vì thế, người dân đang phải thắt chặt hầu bao trong dịp lễ này.
Lầu Năm góc, Mỹ đang thúc giục Quốc hội phê duyệt ngân sách đề xuất của Bộ Quốc phòng là 842 tỷ USD cho năm tài chính 2024. Mục tiêu là để hiện đại hóa lực lượng quân đội của Mỹ ở Châu Á và trên toàn thế giới.
Các cuộc biểu tình và đình công phản đối cải cách hưu trí kéo dài dẫn đến tình trạng mất điện ở một số nơi, gây gián đoạn nguồn cung năng lượng và giảm sản lượng điện tại một số nhà máy. Tình trạng mất điện đã xảy ra tại sân vận động Stade de France, công trình đang thi công cho Làng Olympic 2024, gần thủ đô Paris và 3 trung tâm dữ liệu tại Saint-Denis.
0