Ngành công nghiệp văn hóa Hà Nội đóng góp khoảng 5% GRDP
UBND thành phố sẽ chỉ đạo tập trung phát triển một số ngành sẵn có lợi thế tiềm năng, như: du lịch văn hóa; thủ công mỹ nghệ; nghệ thuật biểu diễn; thiết kế; ẩm thực; phần mềm và trò chơi giải trí.



Đồng thời, quan tâm phát triển các ngành: quảng cáo, kiến trúc, điện ảnh, truyền hình và phát thanh, xuất bản, thời trang... phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp khoảng 5% tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của thành phố.

Thành phố sẽ tập trung triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm gồm: tuyên truyền thúc đẩy đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức về công nghiệp văn hóa; xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách; đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực; ứng dụng khoa học và công nghệ; phát triển thị trường công nghiệp văn hóa; thu hút và hỗ trợ đầu tư; mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế; triển khai các sáng kiến của Hà Nội đã cam kết với Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) khi gia nhập mạng lưới các thành phố sáng tạo.
Chương trình số 06 về "Phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025" là một trong 10 chương trình công tác lớn của Thành ủy Hà Nội khóa XVII.
Tỉnh Phú Thọ có chủ trương nghiên cứu phương án quy hoạch, kiến trúc xây dựng Tháp Hùng Vương tại khu vực Chợ Trung tâm (cũ), thành phố Việt Trì.
Triển lãm “Sắc thái Tây Hồ” chứa đựng tình yêu của họa sĩ Nguyễn Quốc Thắng với Hồ Tây được trưng bày tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội.
Tranh gốm sứ không đơn thuần là một hình thức sáng tạo mà còn là một phần linh hồn của dân tộc, mang trong mình giá trị truyền thống lâu đời.
Làng cổ Đường Lâm đã thay đổi nhiều, không chỉ phát triển du lịch mà còn níu giữ du khách một cách ấn tượng thông qua văn hóa ẩm thực truyền thống.
Hai chiếc thuyền cổ vừa được khai quật tại huyện Thuận Thành, Bắc Ninh có kích thước dài tới 17m, còn khá nguyên vẹn, được làm bằng gỗ táu.
0