Ngày mai (22/4), Ngân hàng Nhà nước đấu thầu 16.800 lượng vàng
Năm 2013, phiên đấu thầu vàng đầu tiên được Ngân hàng Nhà nước tổ chức vào ngày 28/3. Sau 76 phiên, phiên cuối cùng kết thúc vào ngày 31/12/2013, với 1.932.000 lượng vàng được chào thầu, kết quả đã có 1.819.000 lượng được trúng thầu, tương đương gần 70 tấn vàng. Trong số này, có hơn 30 tấn được các ngân hàng thương mại mua vào để tất toán trạng thái vàng, gần 40 tấn còn lại là bán ra thị trường.
Quy trình đấu thầu vàng tại thời điểm năm 2013 cũng được quy định rất cụ thể với 10 bước, từ lúc Ngân hàng Nhà nước thông báo đấu thầu cho đến khi doanh nghiệp ký văn bản xác nhận giao dịch. Sau khi Ngân hàng Nhà nước tổ chức đấu thầu vàng, giá vàng trong nước hạ nhiệt và không còn các đợt sốt giá, mức chênh so với thế giới khoảng 4,2 triệu đồng.
Ngày mai (22/4), Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng trở lại sau 11 năm. Phiên đấu thầu sẽ diễn ra lúc 10 giờ, tại Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước - Ngân hàng Nhà nước số 25 Lý Thường Kiệt (Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Tổng khối lượng vàng miếng dự kiến đấu thầu là 16.800 lượng vàng. Khối lượng vàng miếng của một lô giao dịch là 100 lượng. Một lô giao dịch được quy định là 100 lượng. Vàng miếng được đấu là vàng SJC do Ngân hàng Nhà nước tổ chức sản xuất.
Giá tham chiếu để tính giá trị cọc là 81,8 triệu đồng/lượng. Khối lượng đấu thầu tối thiểu của mỗi thành viên được phép đặt thầu là 14 lô (tương đương 1.400 lượng), khối lượng đấu thầu tối đa là 20 lô (tương đương 2.000 lượng). Bước giá dự thầu: 10.000 đồng/lượng. Bước khối lượng dự thầu: 1 lô (tương đương 100 lượng). Theo Ngân hàng Nhà nước, hiện có 15 tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia đấu thầu.
Việc tổ chức phiên đấu thầu vào ngày 22/4 là một bước cụ thể hóa của Ngân hàng Nhà nước để thực hiện chỉ đạo Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện kịp thời, hiệu quả các giải pháp, công cụ điều hành thị trường vàng.
Đối với thị trường vàng miếng, tăng cung để xử lý tình trạng chênh lệch cao giữa giá trong nước và giá thế giới. Đối với thị trường vàng trang sức mỹ nghệ, cần đảm bảo tối đa đủ nguyên liệu cho các hoạt động sản xuất để xuất khẩu vàng trang sức mỹ nghệ. Ngoài ra, yêu cầu các doanh nghiệp phối hợp với các bộ, ban, ngành để triển khai hoá đơn điện tử trong giao dịch vàng.
Ông Phạm Thanh Hà - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Sau 11 năm, hoàn cảnh kinh tế trong nước và kinh tế thế giới đã có nhiều thay đổi. Đấu thấu vàng miếng là hoạt động đang rất được mong đợi. Những băn khoăn về vấn đề cơn sốt giá vàng liệu có hạ nhiệt, chênh lệch giá trong nước và quốc tế liệu có được thu hẹp có thể sẽ được giải đáp vào phiên đấu thầu vàng miếng ngày 22/4.
Giá Bitcoin tiến sát mốc 100.000 USD lần đầu tiên trong phiên 21/11. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng đột biến của Bitcoin xuất phát từ sự thay đổi sắp tới trong chính trường Mỹ, với việc Tổng thống đắc cử Donald Trump thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ đối với tiền điện tử.
Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác đang cần dòng vốn FDI xanh cho phát triển bền vững và chuyển đổi xanh. Mặc dù, thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của Việt Nam được đánh giá là dồi dào, song để dẫn dòng vốn FDI xanh cần có chiến lược dịch chuyển dòng vốn.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Chỉ thị số 12 về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Bộ Công Thương vừa yêu cầu bảo đảm cung - cầu hàng hoá, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Hội Nông dân tỉnh Hà Giang vừa phối hợp với Hội Nông dân thành phố Hà Nội tổ chức phiên giao dịch giới thiệu, kết nối, tiêu thụ các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh Hà Giang, tại Trung tâm hỗ trợ nông dân Hà Nội vào sáng 21/11.
Tối 21/11, tại Trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Royal City, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP Hà Nội (HPA) đã tổ chức khai mạc Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024.
0