Những dự án bất động sản 'bất động' ở TP.HCM

Trong những năm qua, TP HCM đã có những sự phát triển vượt bậc về cả kinh tế và xã hội, bộ mặt đô thị hiện đại đã và đang hình thành. Trong một bức tranh tươi sáng đó vẫn còn những công trình là điểm đen được tạo ra bởi các dự án bất động sản đang "bất động".

Ngay trong khu đô thị mới Thủ Thiêm, một dự án làm người dân thành phố tiếc nuối, xót xa là Trung tâm triển lãm quy hoạch TP.HCM. Dự án do Ban Quản lý xây dựng Trung tâm triển lãm quy hoạch, thuộc Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM làm chủ đầu tư trên diện tích 18.000 m2 với kinh phí đầu tư khoảng 800 tỉ đồng.

Dự án Trung tâm triển lãm quy hoạch TP.HCM được khởi công xây dựng vào năm 2013, dự kiến đi vào hoạt động hai năm sau đó, thế nhưng 10 năm rồi công trình này vẫn còn đang dang dở. Bất kể một công trình kiến trúc nào muốn đẹp cũng cần có thời gian để hoàn thiện, nhưng hiện tại đã 10 năm công trình này vẫn chỉ là một khối bê tông không hơn không kém.

Cũng nằm trong khu đô thị mới Thủ Thiêm, lãng phí nhất phải kể đến dự án 12.500 căn hộ tái định cư Thủ Thiêm (TP. Thủ Đức, TP. HCM) dù đã hoàn thành từ năm 2015 nhưng đến nay vẫn đang bị bỏ hoang. Dự án nhằm phục vụ tái định cư cho dự án Thủ Thiêm nhưng sau đó người dân chọn nhận tiền chứ không nhận nhà khiến các căn hộ bị bỏ hoang từ đó đến nay. TP.HCM đã từng đem ra đấu giá bốn lần, gần đây nhất là năm 2021 với giá khởi điểm 9.900 tỷ đồng nhưng tất cả đều không thành công vì nhiều lý do. Hằng năm thành phố vẫn dành khoảng 70 tỉ đồng để bảo trì số căn hộ nói trên.

Nằm ở trung tâm Quận 1, ngay đối diện chợ Bến Thành, dự án One Central Saigon cũng đang trở thành khối bê tông khổng lồ án ngữ ngay khu giao lộ kim cương của TP.HCM. Đến TP.HCM chắc hẳn sẽ khó lòng mà bỏ qua một địa điểm như chợ Bến Thành với xung quanh nhiều công trình kiến trúc đẹp, nổi tiếng tô điểm thêm cho vẻ đẹp của TP.HCM. Tuy nhiên vẫn còn đó những công trình làm ảnh hưởng tới bộ mặt của thành phố như tòa nhà One Saigon Central.

Ban đầu, dự án này có tên là The Spirit of Saigon với quy mô là một cao ốc phức hợp gồm trung tâm thương mại, văn phòng, căn hộ, khách sạn 6 sao nằm trên tổng diện tích đất hơn 8.500m², thời hạn sử dụng 50 năm kể từ tháng 4/2013. Sau thời gian phát triển cầm chừng, vào năm 2021 dự án này đã được Viva Land giới thiệu là đơn vị phát triển dự án, Newtecons là nhà thầu. Tuy nhiên, khi Chủ tịch Vạn Thịnh Phát bị bắt, toàn bộ các thông tin Viva Land ở tường rào dự án này cũng bị xóa bỏ và công trường cũng không còn thi công sôi động như trước.

Một dự án khác của VivaLand- Vạn Thịnh Phát cũng có số phận long đong không kém là dự án IFC One Saigon nằm trên khu đất vàng rộng hơn 6.600m2, từng được xem là hoành tráng nhất thời điểm đó với số vốn đầu tư khoảng 5.000 tỷ đồng. IFC One Saigon (tên ban đầu là Saigon One Tower) được khởi công năm 2009 và dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2011. Khi công trình hoàn thiện khoảng 80%, dự án bị ngưng thi công suốt nhiều năm và kỳ vọng hồi sinh sau khi Viva Land làm chủ đầu tư. Nhưng đến nay Viva Land biến mất, Chủ tịch Vạn Thịnh Phát vướng vào vòng lao lý khiến dự án lần nữa thêm gập ghềnh.

Dự án IFC One Saigon

Trong tất cả các dự án nói trên, có dự án xây bằng tiền ngân sách, có dự án xây bằng tiền doanh nghiệp, nhưng dù là tiền nhà nước hay tiền tư nhân thì cũng đều xót xa cả. Điều đáng nói không phải là hậu quả từ quá khứ hay ảnh hưởng ở hiện tại mà là gánh nặng trong tương lai, bởi những dự án này không chỉ làm xấu đi bộ mặt của thành phố mà còn gây lãng phí, thất thoát.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sau một thời gian tăng giá chóng mặt, khiến thị trường chao đảo, người dân 'choáng váng' thì đến thời điểm hiện tại, giá chung cư tại Hà Nội đã dần có sự điều chỉnh trở về với giá trị thực. Những mức giá cao ngất, phi lý trước đây của phân khúc này đã không còn được tiếp tục 'bơm thổi' mà buộc phải quay đầu. Sự đảo chiều bất ngờ nhưng đúng quy luật này chính chỉ là chỉ dấu cho thấy cơn sốt giá chung cư ảo ở Hà Nội đã hạ nhiệt.

Việc tập trung đầu tư hạ tầng giao thông một cách bài bản và đồng bộ đã ngày càng kéo gần khoảng cách bờ Đông sông Hồng với trung tâm thành phố. Vì thế, khu vực phía Đông Thủ đô thu hút nhiều dự án bất động sản, dẫn đầu làn sóng chuyển cư “làm trong phố, sống ngoại ô” của người dân Hà Nội.

Liên quan đến công tác lập quy hoạch chi tiết cải tạo chung cư cũ, Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội cho biết đến thời điểm hiện tại mới chỉ có quy hoạch chi tiết Khu tập thể Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy) gửi về Sở lấy ý kiến trước khi trình UBND Thành phố phê duyệt.

Trong dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Cư trú 2020 đang được lấy ý kiến, Bộ Công an đề xuất bổ sung nhiều loại giấy tờ công dân có thể dùng khi đăng ký thường trú.

Bộ Tài chính đang tổ chức lấy ý kiến góp ý dự thảo Nghị định Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, bám sát Luật Đất đai 2024. Vẫn còn một số nội dung cần được tiếp tục hoàn thiện để sát với thực tế.

Đầu tháng 5 này, Bộ Tư pháp đã công bố hồ sơ thẩm định dự thảo Nghị quyết của Quốc hội cho phép Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực từ ngày 1/7, sớm hơn 6 tháng so với hiện nay. Đồng thời, Luật Đất đai 2024 cũng đang trong lộ trình tương tự.