Ninh Bình: Liên hoan câu lạc bộ nghệ thuật hát Xẩm

Tham dự Liên hoan có khoảng 100 nghệ nhân, diễn viên ở nhiều lứa tuổi đến từ 8 câu lạc bộ nghệ thuật hát Xẩm.

Tối 1/12, tại Nhà văn hóa huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với UBND huyện Yên Mô tổ chức liên hoan các câu lạc bộ nghệ thuật hát Xẩm tỉnh Ninh Bình năm 2022.

Tiết mục biểu diễn hát Xẩm tại Liên hoan.

Tham dự liên hoan có khoảng 100 nghệ nhân, diễn viên ở nhiều lứa tuổi đến từ 8 câu lạc bộ nghệ thuật hát Xẩm thuộc các huyện: Gia Viễn, Yên Khánh, Kim Sơn và Yên Mô.

Theo bà Vũ Thanh Lịch, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình, nghệ thuật hát Xẩm là loại hình diễn xướng dân gian có lịch sử hình thành lâu đời. Ở thế kỷ XX, cố Nghệ nhân dân gian, Nghệ sỹ ưu tú Hà Thị Cầu, một người con của đất Yên Mô, Ninh Bình, với tài năng và sức sáng tạo kỳ diệu đã đưa nghệ thuật hát Xẩm vượt qua sân đình, cổng chợ để vang lên trên sân khấu biểu diễn nghệ thuật trong nước, quốc tế.

BTC trao giải cho các nghệ nhân hát Xẩm.

Tiếp nối nguồn năng lượng vô giá mà nghệ nhân Hà Thị Cầu trao truyền lại, các thế hệ nghệ nhân, nghệ sĩ hát Xẩm ở Ninh Bình đã không ngừng rèn luyện, truyền dạy để bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật hát Xẩm, để hát Xẩm trở thành nghệ thuật truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Trong những năm qua, thực hiện nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, trong đó có nghệ thuật truyền thống, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình đã tổ chức thực hiện đề án khôi phục, bảo tồn và phát triển nghệ thuật hát Xẩm trên địa bàn với nhiều hoạt động, thiết thực. Đến nay, nghệ thuật hát Xẩm đã và đang từng bước khẳng định giá trị trong lòng cuộc sống đương đại.

BTC trao giải cho người lớn tuổi và nhỏ tuổi nhất tham gia liên hoan.

Đến với liên hoan, khán giả huyện Yên Mô và những khu vực lân cận được nghe nhiều làn điệu Xẩm đặc sắc ngợi ca công cha nghĩa mẹ, tình yêu, tình cảm vợ chồng, tình anh em, những tình cảm riêng tư trong sâu thẳm tâm hồn con người và những vấn đề mới mang tính thời sự xã hội. Những câu hát chạm đến chiều sâu xúc cảm nhân văn trong mỗi con người, khơi thức các giá trị nhân văn trong đời sống xã hội.

Kết thúc Liên hoan, Ban Tổ chức đã trao 6 giải A, 8 giải B và 7 giải C cho những tiết mục xuất sắc nhất; trao 2 giải phụ cho diễn viên cao tuổi nhất và nhỏ tuổi nhất.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nằm cách Hà Nội chỉ hơn 10km, bảo tàng là nơi trưng bày khoảng những bức ảnh, 25 pano bài viết và khoảng 150 hiện vật kể câu chuyện về nghề nhiếp ảnh ở Lai Xá - Làng nhiếp ảnh đầu tiên ở Hà Nội. Câu chuyện làng nghề trong bảo tàng được kể từ khi ông tổ nghề Nguyễn Đình Khánh mang nghề nhiếp ảnh về làng, truyền dạy cho các học trò cũng là người trong làng Lai Xá. Từ đó, những người này đã cùng nhau gây dựng nên cả một làng nghề làm nhiếp ảnh.

Cửa Bắc, hay còn gọi là Chính Bắc Môn, là cửa duy nhất còn sót lại của thành cổ Hà Nội thời nhà Nguyễn, được xây dựng từ năm 1805.

Chùa Thầy còn gọi là chùa Cả hay Thiên Phúc Tự, được xây dựng cách đây gần 1000 năm, tọa lạc dưới chân núi Thầy thuộc địa phận xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai. Đây là quần thể di tích, danh thắng nổi tiếng của Thủ đô có giá trị văn hóa, lịch sử cùng kiến trúc vô cùng độc đáo.

Sau gần hai năm trùng tu tôn tạo, tòa biệt thự cổ hơn 100 năm tuổi nằm tại số 49 phố Trần Hưng Đạo quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã được hoàn thiện và mở cửa đón du khách đến tham quan tìm hiểu. Đây là công trình được xây dựng từ đầu thế kỷ XX, vẫn còn giữ nguyên được các giá trị kiến trúc.

Tại Khu di tích lịch sử - văn hóa quốc gia đặc biệt Đền Trần - Chùa Phổ Minh, phường Lộc Vượng (thành phố Nam Định) hàng năm có 2 lễ hội quy mô lớn gồm: Lễ hội Trần (tháng 8 âm lịch) và Lễ hội Khai ấn đầu Xuân. Trong đó, Khai ấn Đền Trần đầu Xuân là một trong những lễ hội lớn, có từ lâu đời, hàng năm đều thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách thập phương tham dự.

Các di tích thuộc quần thể di tích cố đô Huế sẽ mở cửa miễn phí, phục vụ khách tham quan trong ba ngày mùng Một đến ngày mùng Ba Tết Giáp Thìn.