Nỗ lực đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,5%

Với tốc độ tăng trưởng quý II và 6 tháng đầu năm tích cực, Bộ Kế hoạch & Đầu tư đưa ra hai kịch bản tăng trưởng cả năm 2024, trong đó kiến nghị phấn đấu đạt mức cao 7%.

Từ đầu năm đến nay, tình hình thế giới tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, bất ổn khó lường, đặc biệt là xung đột quân sự, bất ổn chính trị leo thang tại một số quốc gia, khu vực. Đồng tiền của nhiều nước mất giá mạnh so với USD.

Tuy nhiên, trong bối cảnh ấy, các hoạt động kinh tế - xã hội nước ta vẫn ghi nhận phục hồi tích cực. Với tốc độ tăng trưởng quý II và 6 tháng đầu năm, Bộ Kế hoạch & Đầu tư đưa ra hai kịch bản tăng trưởng cả năm 2024.

Trong đó, kịch bản 1 là tăng trưởng GDP dự báo đạt 6,55%, với giả thiết các yếu tố kinh tế thế giới tiếp tục duy trì phù hợp, Việt Nam duy trì nỗ lực chính sách tương tự như đề ra trong nửa đầu năm. Kịch bản 2 là tăng trưởng GDP dự báo ở mức 6,95% với giả thiết bối cảnh kinh tế thế giới có một số chuyển biến tích cực hơn.

Ảnh minh họa.

Trong 6 tháng đầu năm, Việt Nam đã đạt được những kết quả kinh tế - xã hội quan trọng với tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP đạt 6,42% và quý II đạt mức 6,93%.

Theo các chuyên gia, trong ba động lực tăng trưởng kinh tế (tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu) thì tốt nhất vẫn là xuất khẩu, tăng trên 15 - 16%. Đằng sau đó là sự phục hồi của nhiều ngành công nghiệp chế biến chế tạo gắn với xuất khẩu như da giày, dệt may và điện tử. Trong đầu tư, thu hút đầu tư nước ngoài không chỉ cam kết mà cả giải ngân cũng có kết quả tích cực.

Theo các chuyên gia, trong ba động lực tăng trưởng kinh tế (tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu) thì tốt nhất vẫn là xuất khẩu.

Cùng với sự vào cuộc tích cưc của Chính phủ, các bộ, ngành và doanh nghiệp thì đầu tư công giữ đà khởi sắc. Đặc biệt, việc tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) 2% trong những tháng cuối năm sẽ tạo ra cơ hội để giảm mặt bằng giá cả và giảm áp lực lạm phát cho nền kinh tế.,

Ảnh minh họa.

Dù có nhiều cơ sở để đạt mức tăng trưởng cận trên khoảng 6,5%, song các chuyên gia cho rằng  vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, cần tiếp tục thực hiện những giải pháp quyết liệt nhằm duy trì ổn định tình hình kinh tế - chính trị - xã hội; đảm bảo các cân đối vĩ mô; kiểm soát tốt lạm phát; phát huy hiệu quả, linh hoạt các chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ; thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp đã được đề ra trong các Nghị quyết của Chính phủ, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về phát triển kinh tế 6 tháng cuối năm.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán yêu cầu nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp phải giao dịch tối thiểu 10 lần/quý trong 4 quý gần nhất và có thu nhập tối thiểu 1 tỷ đồng/năm trong 2 năm gần nhất.

Kết phiên ngày 17/9, VN-Index tăng 19,69 điểm, tương đương 1,59%, lên xấp xỉ 1.259 điểm.

Tổng cục Thuế vừa có công văn hướng dẫn miễn giảm, gia hạn tiền thuế như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp cho người dân, doanh nghiệp sau bão lũ.

Bộ Tài chính yêu cầu các tỉnh xử lý nghiêm những hành vi lợi dụng tình trạng khẩn cấp, thiên tai để tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý nhằm trục lợi.

Giá vàng thế giới tăng vọt lên mức cao kỷ lục trong phiên giao dịch đầu tuần, chạm gần mốc 2.600 USD/ounce.

Báo cáo của Ủy ban Cạnh tranh Ấn Độ cung cấp chi tiết rằng các chi nhánh tại Ấn Độ của 5 công ty gồm Samsung, Xiaomi, Motorola, Realme và OnePlus đã tham gia vào hoạt động độc quyền ra mắt điện thoại trong sự thông đồng với Amazon, vi phạm luật cạnh tranh.