Nữ nghệ sĩ mang âm nhạc dân tộc đến châu Âu
Trở thành cô giáo dạy đàn cũng là ước mơ từ nhỏ, và là mục tiêu phấn đấu trong suốt quá trình học tập của Nguyễn Minh Trang. Suốt nhiều năm qua, Minh Trang cùng với cây đàn trên vai miệt mài trên những chuyến tàu đi về giữa các nước, tận tình giảng dạy âm nhạc dân tộc cho các thế hệ người Việt ở châu Âu.
Con rất là thích đàn tranh và đàn bầu vì nó là những loại nhạc cụ hiếm của Việt Nam. Con rất thích văn hoá của Việt Nam nên việc được cô Trang dạy những loại nhạc cụ này khiến con cảm thấy rất là may mắn và hạnh phúc.
Bạn Thiện Vi - Học viên tại Thuỵ Sỹ
Mặc dù mỗi chuyến đi không phải lúc nào cũng thuận lợi, dễ dàng, nhưng tình yêu dành cho Tổ quốc, ý thức sâu sắc về bổn phận của một người con đất Việt trong việc bảo tồn và phát triển bộ môn đàn tranh nói riêng và nền âm nhạc dân tộc của Việt Nam nói chung, đưa âm nhạc dân tộc Việt Nam đến với bạn bè trên thế giới đã tiếp sức cho người nghệ sĩ trẻ vượt qua mọi trở ngại để làm tròn sứ mệnh với quê hương.
Tôi nghĩ rằng có rất nhiều điều tiềm năng ở âm nhạc Việt Nam mà mọi người chưa được biết tới rộng rãi. Nhưng với người biểu diễn có chuyên môn và trình độ cao như Minh Trang, chúng tôi có thể tới gần hơn với nền văn hoá này.
GS. Savier Bouvier - Trưởng Bộ môn âm nhạc dân tộc, Học viện nhạc Geneve, Thuỵ Sỹ.
Với hơn 20 năm kinh nghiệm biểu diễn, ở bất kỳ sân khấu tại quốc gia nào, Minh Trang cũng đều có thể chơi nhiều nhạc cụ như đàn bầu, đàn T’rưng... và dồn hết cảm xúc, nhiệt huyết, mong muốn đem tới khán giả những tiết mục đặc sắc.
Các loại nhạc cụ này đã trở thành tri kỷ, những người bạn không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của Trang. Dù Trang ở Việt Nam, hay sang Trung Quốc du học hay hiện nay Trang ở Thuỵ Sỹ thì Trang luôn mang người bạn này bên mình. Trang luôn mong muốn người bạn này sẽ được mọi người biết tới và quan tâm nhiều hơn.
Nguyễn Minh Trang - Nghệ sĩ đàn tranh sống tại thành phố Lausanne, Thuỵ Sỹ.
Với mong muốn đưa âm nhạc Việt ra thế giới qua từng tiết mục biểu diễn, đặc biệt, trong hoạt động thường niên "Ngày hội văn hóa Việt Nam - Thụy Sỹ", phần biểu diễn của cô đã để lại những ấn tượng cho các khách tham dự và góp phần làm sâu sắc thêm sự hiểu biết, tình đoàn kết và giao lưu văn hóa giữa hai nước, cũng như bạn bè quốc tế.
Nhân kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia, 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024)) và 20 năm hoạt động của không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật để tôn vinh những giá trị di sản.
Phụ nữ xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội, đã biến những bức tường rêu mốc thành tranh sinh động, kể lại những câu chuyện đầy ý nghĩa về văn hóa và lịch sử truyền thống địa phương.
Ông Hoàng Thanh Khiết, đại diện Hội đồng xác lập Kỷ lục Việt Nam, đã trao chứng nhận xác nhận kỉ lục cho Bảo tàng Hoa Cương của Nhà giáo Nguyễn Quang Cương, đồng thời đánh giá Bảo tàng Hoa Cương sở hữu một bộ sưu tập hiện vật vô cùng phong phú, đa dạng về chủ đề và chất liệu.
Với mong muốn bảo tồn di sản và phát huy, ứng dụng các giá trị văn hóa Việt vào đời sống hiện đại, cuộc Triển lãm với tên gọi “Tôn cựu, nghênh tân” đang diễn ra tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cũ, 46 Hàng Bài.
Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024 với chủ đề "Gastronomy of Unity - Ẩm thực kết nối" sẽ diễn ra trong hai ngày 7 và 8/12, tại khu Ngoại giao Đoàn - 298 Kim Mã, Hà Nội.
Triển lãm tranh “Hồn Dó” vừa khai mạc tại không gian nghệ thuật B&C Maison d'Art tại Thủ đô Hà Nội. Với nguồn cảm hứng bất tận từ chất liệu giấy dó - một loại giấy làm từ chất liệu thủ công đồng quê của Việt Nam - nghệ sĩ Ngô Đức Hoàng đã thổi hồn vào những tác phẩm mang đậm chất văn hóa Á Đông, được các nhà nghệ thuật trong và ngoài nước đánh giá cao.
0