Phở Hà Nội, vừa xa đã nhớ

Xa Hà Nội nhớ phở đã đành, nhưng ngay cả khi đang sống ở Hà Nội, có người vẫn trải qua những quãng thời gian nhớ, và thèm được ăn một bát phở. Đó là thời kỳ bao cấp khi đời sống người dân còn khó khăn. Buổi sáng, có được bát cơm nguội chan nước mắm ăn để đi học đã là may mắn, làm gì dám mơ một tô phở!

Thế hệ chúng tôi sinh ra đã qua cái thời được ngồi ăn phở gánh quanh khu vực bờ hồ Hoàn Kiếm, hay phố cổ Hà Nội như miêu tả của nhà văn Thạch Lam, Nguyễn Tuân. Chúng tôi chỉ ước ao được ăn một bát phở mậu dịch tại cửa hàng ăn uống. Người ta gọi đó là phở không người lái. Được ăn một bát phở dù ít thịt, không quan trọng. Được húp bát nước nóng hổi có hương vị của nước phở thơm lừng, sóng sánh váng mỡ bò đã là niềm hạnh phúc đối với lũ trẻ chúng tôi.

Hình ảnh tại một cửa hàng mậu dịch thời bao cấp. Ảnh tư liệu: Báo Tuổi trẻ.

Có lần lâu không được ăn, thèm quá, tôi đã giả vờ ốm để được mẹ mua phở cho ăn. Mẹ biết, khi anh em chúng tôi cảm sốt, thì liều thuốc thần tiên nhất chính là phở.

Nhà đông anh em, nếu mua riêng một bát cho tôi, thì không đành lòng. Mẹ mang cặp lồng ra cửa hàng ăn uống mậu dịch, xếp hàng mua hai tô phở bò. Phở mua về, mẹ lấy một bát riêng nguyên chất nước, phở và thịt cho tôi. Bát còn lại, mẹ đổ ra cái tô to tráng men Trung Quốc, pha thêm nước sôi, cho thêm mỳ chính vào. Thế là cả nhà mỗi người một bát cơm nguội, chan với nước phở và lưa thưa chút bánh, nhưng xì xụp ăn ngon lành.

Lần nhớ phở thứ hai là thời kỳ Hà Nội giãn cách toàn xã hội do đại dịch Covid-19. Tất cả các hàng quán đều tạm đóng cửa và phở cũng không ngoại lệ. Mặc dù, trong tủ bếp của gia đình tôi luôn có những gói phở ăn liền, nhưng làm sao có thể so sánh được với phở quán.

Người Hà Nội tinh tế, nên hương vị phở Hà Nội cũng tinh tế, mang một nét riêng. Ảnh: Vietnam+.

Khi Hà Nội vừa bỏ giãn cách xã hội, việc đầu tiên tôi làm buổi sáng hôm đó là phóng xe máy tới quán phở quen thuộc. Quán phở mặc dù đang phải hạn chế bởi những quy định 5k nhưng thực khách khá đông. Bát phở đầu tiên được ăn sau một thời gian giãn cách, sao mà ngon đến thế! Ai cũng có tâm trạng vui vẻ, phấn chấn vì điều bình thường đang dần trở lại.

Trong số những ẩm thực nổi tiếng của Thủ đô, phở Hà Nội luôn là món ăn được ưa thích với du khách trong nước và nước ngoài. Người Hà Nội tinh tế, nên hương vị phở Hà Nội cũng tinh tế, mang một nét riêng. Người ta khen phở Hà Nội nước trong và thanh; có hương thơm thoang thoảng của quế, hồi, thảo quả và gừng. Miếng thịt bò trong bát phở Hà Nội thường được thái mỏng, dính theo chiều dài thớ. Thịt thường là thăn, nạm gầu hoặc bắp. Bát phở nóng hổi được bài trí thêm hành lá, rau thơm xanh mướt trông rất bắt mắt.

Sau này, người Hà Nội còn cải biến thêm cả phở gà, cũng được du khách xa gần rất thích thú.

Chính vì sự nổi tiếng của thương hiệu phở Hà Nội, mà các quán phở mang tên Hà Nội đã có mặt ở nhiều tỉnh, thành phố lớn trên cả nước; thậm chí, đã xuất hiện khắp các châu lục.

Dù có cơ hội được đi và thưởng thức đặc sản ở các vùng miền, ngon đến cỡ nào, tôi cũng luôn nhớ và thèm được ăn một bát phở Hà Nội, nhất là vào buổi sáng.

Thật vui khi phở Hà Nội vừa được Bộ Văn hóa Thông tin đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đó là niềm vui xen lẫn tự hào của người dân Thủ đô.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng Bí thư hội kiến chủ tịch thượng viện Malaysia; Thủ tướng phát biểu chính sách tại Dominicana; TP.HCM: Metro số 1 chạy chính thức ngày 22/12; Nga xác nhận đáp trả Ukraine bằng tên lửa siêu vượt âm ICBM... là một số thông tin đáng chú ý trong Chương trình Thời sự hôm nay.

Lương y Phó Hữu Đức sinh ra trong một gia đình làm nghề đông y ở huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Sau quá trình học tập và đúc kết kinh nghiệm, năm 2000, ông xây dựng được một cơ sở khám, chữa bệnh khang trang tại quận Cầu Giấy (TP.Hà Nội). Từ đây, bệnh nhân mọi miền đất nước tìm đến ông thầy thuốc nổi tiếng chữa bệnh gan mật, hiếm muộn, liệt dây thần kinh số VII ngoại biên…

Ngân hàng Thế giới đề xuất lộ trình để Việt Nam trở thành quốc gia thu nhập cao; Bộ Công Thương yêu cầu bình ổn thị trường cuối năm; Hà Nội thí điểm trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế; Nga và Iraq thảo luận về hợp tác song phương;...là những thông tin đáng chú ý trong bản tin hôm nay.

Khám sàng lọc khiếm thính là một trong những nội dung trong đề án sàng lọc trước sinh và sơ sinh của thành phố Hà Nội, đã được triển khai từ nhiều năm nay.

Hà Nội khai mạc hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam 2024; Đài Hà Nội lần đầu tiên tổ chức đêm nhạc Hà Nội Rock; Sốt xuất huyết ở trẻ em tiếp tục tăng, nhiều ca biến chứng nặng; Công bố 50 môn thể thao thi đấu chính thức SEA Games 33;...là những thông tin đáng chú ý trong bản tin hôm nay.

Với sự dũng cảm và mưu trí của đội trưởng Tề, đội cảnh sát phòng chống ma tuý đã tóm gọn băng đảng ma tuý cùng bà trùm Phi Miêu khét tiếng. Mời các bạn đón xem tập 25 của bộ phim "Mê Sa", phát sóng lúc 13h, ngày 22/11, trên kênh 1 - Truyền hình Hà Nội.