Sắp diễn ra Diễn đàn Logistics Việt Nam 2022
Đây cũng là chủ đề của Báo cáo Logistics Việt Nam 2022 được công bố và là lần thứ 10 Diễn đàn được tổ chức trong bối cảnh có nhiều đặc điểm mới. Chủ trì Diễn đàn là Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh; Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và Bí thư thành ủy Hải Phòng Trần Lưu Quang.
Theo Bộ Công Thương, ngày 25/11, các đại biểu và doanh nghiệp sẽ khảo sát thực tế cảng, trung tâm logistics tại Hải Phòng. Ngày 26/11 sẽ diễn ra Phiên toàn thể với chủ đề “Logistics xanh”. Cùng ngày diễn ra hội thảo chuyên đề 1: Tối ưu hóa chi phí với trung tâm logistics và kinh tế tuần hoàn; hội thảo chuyên đề 2: Logistics Việt Nam chủ động thích ứng với bối cảnh. Đại biểu có thể đăng ký tham dự tại địa chỉ https://tiny.cc/vlf và thông tin chi tiết truy cập website của Diễn đàn tại địa chỉ: https://vlf.logistics.gov.vn/
Diễn đàn Logistics Việt Nam là sự kiện thường niên do Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức từ năm 2013 đến nay. Đây là sự kiện quan trọng của ngành logistics Việt Nam với mục tiêu đẩy mạnh phát triển dịch vụ logistics, tạo mối liên hệ gắn kết giữa logistics với các ngành sản xuất và xuất nhập khẩu. Đồng thời, cũng là nơi đối thoại, cập nhật thông tin về những vấn đề quan trọng, cấp thiết của dịch vụ logistics tại Việt Nam và thế giới.
Đặc biệt, Diễn đàn hàng năm đều nhận được sự quan tâm và đánh giá cao của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp vì có ý nghĩa thiết thực hỗ trợ cho các doanh nghiệp kết nối, hợp tác kinh doanh, thu hút đầu tư nhằm thúc đẩy phát triển ngành dịch vụ logistics.
Mặc dù dịch COVID-19 đã được kiểm soát, nhưng các tác động về kinh tế - xã hội sau đại dịch cùng cuộc chiến giữa Nga - Ukraine đang gây ra suy thoái và lạm phát ở nhiều thị trường trên thế giới, tác động mạnh đến các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp dịch vụ logistics nói riêng.
Do đó, Bộ Công Thương đang cùng các bộ, ngành, địa phương nỗ lực tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu hàng hóa, tận dụng hiệu quả các FTA thế hệ mới... để nhanh chóng khôi phục đà tăng trưởng.
Logistics là một ngành dịch vụ tiêu thụ năng lượng và phát sinh khí thải lớn. Vì vậy, việc đẩy mạnh phát triển dịch vụ logistics song hành với tiết kiệm năng lượng, chuyển đổi sang các sử dụng các nguồn năng lượng thân thiện với môi trường, sử dụng nguyên liệu có khả năng tái chế là nhiệm vụ quan trọng đối với ngành dịch vụ logistics.
Tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP26 (tháng 11/2021), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã cam kết Việt Nam sẽ đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Đây là mục tiêu đòi hỏi trách nhiệm và sự tham gia mạnh mẽ của các ngành; trong đó, có logistics.
Theo Cục Thống kê TP. Hà Nội, trong 10 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của Hà Nội tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước.
Các nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) Trung Quốc thời gian qua liên tục mở rộng tại Việt Nam, tạo áp lực cạnh tranh lớn cho doanh nghiệp bán lẻ nội địa nhờ công nghệ, hạ tầng logistics và lợi thế giá cả đang dần chiếm lĩnh thị trường, khiến doanh nghiệp Việt Nam chật vật ngay trên sân nhà.
Thương vụ Việt Nam tại Philippines cho biết, theo thống kê của Cơ quan quản lý cấp phép nhập khẩu gạo thuộc Bộ Nông nghiệp Philippines, tính đến cuối tháng 10/2024, Philippines đã nhập khẩu tổng số 3,68 triệu tấn gạo.
Theo đại diện Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, Bộ Công Thương, việc cấm các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới như Temu, 1688, Shein cần được xem xét một cách tổng thể, thận trọng.
Ngành nông nghiệp đang dồn dập đón tin vui khi xuất khẩu gạo và cà phê đồng loạt lập kỷ lục lịch sử, xuất khẩu rau quả cũng bội thu 6,34 tỷ USD chỉ trong 10 tháng năm nay.
Khi Temu đổ bộ vào Việt Nam kèm theo nhiều ưu đãi hấp dẫn, nhiều người đã tải Temu để trải nghiệm. Không chỉ bất ngờ vì giá thành, nhiều người còn ngỡ ngàng vì việc đặt hàng quá nhanh chóng đối với một sàn thương mại điện tử xuyên biên giới.
0