Sức hút của du lịch tâm linh

Ngay từ những ngày đầu xuân Ất Tỵ, các điểm du lịch tâm linh tại Hà Nội đã đón hàng vạn khách từ khắp nơi về chiêm bái và vãn cảnh đầu năm.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration 0:00
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time 0:00
1x

Sở Du lịch Hà Nội chủ trì, phối hợp tổ chức chương trình Du lịch Hà Nội chào 2025 tại điểm du lịch di tích quốc gia đặc biệt đền, chùa, đình tại quận Hai Bà Trưng; chương trình Du xuân hữu nghị 2025 tại huyện Mê Linh. Đây là hai hoạt động xúc tiến, quảng bá, kích cầu du lịch mở màn của ngành du lịch Thủ đô trong năm 2025.

Tiếp đó, Lễ hội chùa Hương (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) khai hội. Lễ hội chùa Hương năm 2025 có chủ đề “Lễ hội chùa Hương - điểm đến du lịch, văn hóa, truyền thống Việt”, diễn ra trong 3 tháng, từ ngày 3/2 - 1/5. Chỉ riêng dịp nghỉ Tết Nguyên đán vừa qua, chùa Hương đã đón hàng trăm nghìn lượt khách thập phương. Mặc dù lượng khách trẩy hội chùa Hương rất đông, tuy nhiên, theo ghi nhận, không có tình trạng đeo bám, chèo kéo khách như những năm trước. Khách tham quan tỏ ra khá hài lòng với những dịch vụ, đổi mới của lễ hội.

Theo các chuyên gia, du lịch tâm linh đang là xu thế và thế mạnh được rất nhiều quốc gia khai thác, trở thành dòng sản phẩm du lịch chủ đạo mang nguồn thu lớn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Sau quá trình xét chọn và bình chọn, danh sách 50 tác phẩm xuất sắc đã được công bố vào sáng 25/4, nhằm tôn vinh những đóng góp tích cực của đội ngũ văn nghệ sĩ cho sự phát triển văn hóa, nghệ thuật thành phố trong thời gian qua.

Tiếng gọi của lịch sử, tiếng vọng của tinh thần dân tộc, khát vọng độc lập, hòa bình và phát triển đã được tái hiện sống động qua triển lãm tranh cổ động của họa sĩ Nguyễn Mạnh Đức.

Triển lãm mỹ thuật “Qua miền thương nhớ” tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam mang đến cho công chúng một không gian nghệ thuật ý nghĩa.

Chùa Thắng Nghiêm tọa lạc tại xã Cự Khê, huyện Thanh Oai là công trình tâm linh có kiến trúc độc đáo, với giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời.

Tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long, Hầm D67 và Hầm T1 là hai “địa chỉ đỏ” - nơi đây không đơn thuần là một công trình kiến trúc quân sự kiên cố, mà còn là hiện thân của tinh thần đấu tranh bất khuất, một di tích vững bền với thời gian.

Liên Hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam đã tổ chức Hội nghị toàn quốc "50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước" (30/4/1975 - 30/4/2025) vào sáng nay (25/4), tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội.