TPHCM: Nét văn hoá độc đáo của Tuần lễ trái cây “Trên bến, dưới thuyền” 2022

(HanoiTV) - Sự kiện tổ chức nhằm quảng bá nét đặc trưng văn hóa độc đáo truyền thống riêng có “Trên bến, dưới thuyền” gắn với Đề án Chiến lược phát triển ngành văn hóa TP.HCM giai đoạn 2020 – 2035. Tuần lễ diễn ra từ 28/5 - 4/6/2022.

Theo Ban tổ chức, Lễ khai mạc sẽ diễn ra ngày 28/5, tại tuyến đường Nguyễn Văn Của – Bến Bình Đông, P.13, Q.8 với các hoạt động như: biểu diễn Lân - Sư - Rồng, tiết mục Văn nghệ và giới thiệu hoạt động các gian hàng, các loại trái cây, sản phẩm từ trái cây đặc sắc vùng miền các tỉnh ĐBSCL.

Tuần lễ trái cây “Trên bến, dưới thuyền” lần I - 2022 diễn ra từ 28/5 - 4/6/2022.

Tuần lễ trái cây có quy mô khoảng 180 gian hàng được Ban Tổ chức phân bố và lắp đặt sẵn. Trong đó, 10 gian hàng mây tre lá trưng bày, giới thiệu sản phẩm và 170 gian hàng nhà bạt kinh doanh “Trên bến, dưới thuyền”.

Hoạt động của Tuần lễ trái cây “Trên bến, dưới thuyền” lần I-2022, đa dạng và phong phú với các gian hàng trưng bày, giới thiệu và bán các loại trái cây; gian hàng trưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm được chế biến từ các loại trái cây…

Bên cạnh đó còn có không gian hàng triển lãm, trình diễn nghệ thuật chưng mâm ngũ quả, linh vật từ trái cây - củ - quả của các tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre cùng các gian hàng biểu diễn trò chơi dân gian (nặn tò he), tạo hình bong bóng nghệ thuật; gian hàng gói, nấu bánh ú lá tre. 

Các hoạt động diễn ra tại sự kiện nhộn nhịp, xôm tụ, dự kiến thu hút đông đảo người dân và du khách về tham dự.

Tuần lễ trái cây “Trên bến, dưới thuyền” Q. 8 góp phần tôn vinh những thành quả lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, nâng tầm thương hiệu trái cây Nam Bộ. Qua đó, quảng bá tiềm năng điểm đến du lịch, đồng thời từng bước nâng tầm quy mô thành Lễ hội trái cây truyền thống “Trên bến, dưới thuyền”. Đây chính là một trong những sự kiện lễ hội văn hóa của TP.HCM sẽ được duy trì tổ chức hàng năm.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chiều 7/ 1, triển lãm tranh "12 con giáp" của nam họa sĩ Đặng Việt Linh đã khai mạc tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, thu hút sự quan tâm của những người yêu nghệ thuật. Với phong cách sáng tạo độc đáo, triển lãm mang đến một góc nhìn mới mẻ và giàu cảm xúc về hình tượng 12 con giáp trong văn hóa Á Đông.

Không gian đình cổ Tú Thị tại phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm - nơi thờ ông Tổ nghề thêu Lê Công Hành, đã trở thành một điểm đến giao lưu văn hóa độc đáo.

Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” hiện lưu giữ tại Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, được công nhận là bảo vật Quốc gia.

Tô Ngọc Trang - họa sĩ nổi tiếng trong làng tranh sơn mài vừa ra mắt triển lãm cá nhân mang tên “Chiêm bao”, trưng bày 26 bức chân dung ghép gốm. Triển lãm đánh dấu bước ngoặt trong nghệ thuật chân dung đương đại tại Việt Nam, bởi đây là lần đầu tiên kỹ thuật ghép gốm được sử dụng để tạo nên các tác phẩm nghệ thuật độc đáo.

Công ty Cổ phần Sách Omega Việt Nam cùng Phạm Lê Collection, gia đình cố họa sĩ Trần Phúc Duyên và Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam tổ chức tọa đàm và ra mắt sách “DUYÊN: Hiện thực, Trừu tượng, Thiền họa - Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của họa sĩ Trần Phúc Duyên".

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có công văn về việc tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025.