Trẻ em viết 'Miền Trung du hí' cho trẻ em

Tiếp nối thành công của cuốn sách “Miền Tây du hí”. nằm trong dự án “trẻ em viết sách cho trẻ em”, cuốn "Miền Trung du hí" vừa được ra mắt, kể về những câu chuyện trong hành trình giao lưu văn hóa giữa các vùng miền của các tác giả nhí.

Những trải nghiệm, cảm xúc đầu đời lần đầu tiên được viết nên thành những câu chuyện giản dị, gần gũi nhưng không kém phần sâu sắc, đã mang đến sự đa dạng, phong phú cho kho sách thiếu nhi tại Việt Nam.

Từ một học trò nhút nhát, sống nội tâm và có phần nói tiếng Anh nổi trội hơn tiếng Việt, sau khi trở thành tác giả của bài viết “Từ lạ thành quen”, nằm trong cuốn sách "Miền Trung du hí", em Nguyễn Trọng Trung Nghĩa - học sinh lớp 12 của Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ đã tự mình vượt qua rào cản về những thứ mình chưa giỏi, để phát triển bản thân, hoàn thiện những kĩ năng em còn thiếu thông qua hành trình rèn luyện nhờ viết cuốn sách song ngữ này.

Nghĩa chia sẻ: “Khi em mới bắt đầu viết và trong quá trình biên tập em thấy rất căng thẳng bởi đây là lần đầu tiên em có những thành quả đến từ sự sáng tạo của em được chia sẻ cho mọi người”. Chị Võ Thị Song Thuỷ, phụ huynh, cho hay: “Bạn Nghĩa ngay từ đầu cũng không phải là người hay viết. Tuy nhiên, sau khi tham gia dự án Trẻ em viết sách cho trẻ em thì thực sự con đã trưởng thành lên rất nhiều”.

Cuốn sách gồm hơn 200 trang của 9 tác giả độ tuổi từ 14-17, viết bằng hình thức song ngữ Việt - Anh, bởi chính góc nhìn, trải nghiệm thực tế của các bạn học sinh trong chuyến đi 10 ngày tới miền Trung. Từ việc khám phá hang động kỳ vĩ, tắm biển, thưởng thức đặc sản vùng miền, đến những câu chuyện về văn hóa, con người nơi đây. Những câu chuyện không chỉ mang tính giải trí mà còn chứa đựng những thông điệp nhân văn về tình bạn, tình yêu quê hương, đất nước.

Trẻ em viết sách cho trẻ em” là dự án vì sự phát triển của cộng đồng đặc biệt dành riêng cho lứa tuổi thiếu nhi, do Thái Hà book phối hợp với tổ chức giáo dục Active Skills, nhằm phát triển văn hóa đọc cho trẻ em, thực hiện Chương trình 06 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025”, khuyến khích phát triển sự sáng tạo, khơi dậy tinh thần ham đọc sách, coi trọng tri thức, kích thích tinh thần tự học, tự đọc của thiếu nhi Thủ đô.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Làng cổ Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, vẫn còn lưu giữ được những truyền thống và nét dấu xưa đặc trưng của người Hà Nội.

Nghề giày da ra đời không chỉ là để đáp ứng nhu cầu thiết thực, mà còn mang đậm dấu ấn của từng nền văn hóa. Từ những chiếc dép lá đơn sơ của người Việt, đến những đôi giày da tinh xảo của người Ý, mỗi đôi giày đều là một câu chuyện lịch sử.

Làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề lụa nổi tiếng với hơn 1000 năm tuổi, lưu giữ tinh hoa văn hóa qua từng sợi tơ, là biểu tượng của sự khéo léo, sáng tạo và tình yêu bất tận với nghề truyền thống.

Chùa Vạn Niên, ngôi chùa cổ hơn 1.000 năm tuổi nằm yên bình bên bờ hồ Tây đang là một điểm đến hấp dẫn tại Hà Nội.

Triển lãm tranh “Hồn Dó” vừa khai mạc tại không gian nghệ thuật B&C Maison d'Art tại Thủ đô Hà Nội. Với nguồn cảm hứng bất tận từ chất liệu giấy dó - một loại giấy làm từ chất liệu thủ công đồng quê của Việt Nam - nghệ sĩ Ngô Đức Hoàng đã thổi hồn vào những tác phẩm mang đậm chất văn hóa Á Đông, được các nhà nghệ thuật trong và ngoài nước đánh giá cao.

Chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), tối 18/11, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”.