Trẻ em viết 'Miền Trung du hí' cho trẻ em
Những trải nghiệm, cảm xúc đầu đời lần đầu tiên được viết nên thành những câu chuyện giản dị, gần gũi nhưng không kém phần sâu sắc, đã mang đến sự đa dạng, phong phú cho kho sách thiếu nhi tại Việt Nam.
Từ một học trò nhút nhát, sống nội tâm và có phần nói tiếng Anh nổi trội hơn tiếng Việt, sau khi trở thành tác giả của bài viết “Từ lạ thành quen”, nằm trong cuốn sách "Miền Trung du hí", em Nguyễn Trọng Trung Nghĩa - học sinh lớp 12 của Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ đã tự mình vượt qua rào cản về những thứ mình chưa giỏi, để phát triển bản thân, hoàn thiện những kĩ năng em còn thiếu thông qua hành trình rèn luyện nhờ viết cuốn sách song ngữ này.
Nghĩa chia sẻ: “Khi em mới bắt đầu viết và trong quá trình biên tập em thấy rất căng thẳng bởi đây là lần đầu tiên em có những thành quả đến từ sự sáng tạo của em được chia sẻ cho mọi người”. Chị Võ Thị Song Thuỷ, phụ huynh, cho hay: “Bạn Nghĩa ngay từ đầu cũng không phải là người hay viết. Tuy nhiên, sau khi tham gia dự án Trẻ em viết sách cho trẻ em thì thực sự con đã trưởng thành lên rất nhiều”.
Cuốn sách gồm hơn 200 trang của 9 tác giả độ tuổi từ 14-17, viết bằng hình thức song ngữ Việt - Anh, bởi chính góc nhìn, trải nghiệm thực tế của các bạn học sinh trong chuyến đi 10 ngày tới miền Trung. Từ việc khám phá hang động kỳ vĩ, tắm biển, thưởng thức đặc sản vùng miền, đến những câu chuyện về văn hóa, con người nơi đây. Những câu chuyện không chỉ mang tính giải trí mà còn chứa đựng những thông điệp nhân văn về tình bạn, tình yêu quê hương, đất nước.
“Trẻ em viết sách cho trẻ em” là dự án vì sự phát triển của cộng đồng đặc biệt dành riêng cho lứa tuổi thiếu nhi, do Thái Hà book phối hợp với tổ chức giáo dục Active Skills, nhằm phát triển văn hóa đọc cho trẻ em, thực hiện Chương trình 06 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025”, khuyến khích phát triển sự sáng tạo, khơi dậy tinh thần ham đọc sách, coi trọng tri thức, kích thích tinh thần tự học, tự đọc của thiếu nhi Thủ đô.
Trong bối cảnh nhiều hình thức giải trí mới lên ngôi, các sân khấu kịch buộc phải thay đổi để bắt kịp xu hướng và thu hút khán giả. Từ việc đầu tư vào kịch bản, dàn dựng đến các hình thức quảng bá, các sân khấu kịch TP.HCM không ngừng nỗ lực thổi luồng sinh khí mới, gần gũi và hấp dẫn hơn.
Hội Mỹ thuật TP.HCM đã tổ chức buổi triển lãm tranh của nhóm họa sĩ Ngẫu hứng Sài Gòn, mang đến cho công chúng những hình ảnh đa sắc màu về con người và cuộc sống qua góc nhìn mới mẻ của những người từng tham gia kháng chiến.
Tiếp nối thành công của triển lãm "Showcasing Vietnam Art" tại Kuwait, nơi Ngô Đức Hoàng giới thiệu vẻ đẹp của Việt Nam ra bạn bè quốc tế, "Hồn dó" tiếp tục khai thác chất liệu giấy dó truyền thống để tạo nên những tác phẩm nghệ thuật độc đáo.
Nhân kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia, 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024)) và 20 năm hoạt động của không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật để tôn vinh những giá trị di sản.
Phụ nữ xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội, đã biến những bức tường rêu mốc thành tranh sinh động, kể lại những câu chuyện đầy ý nghĩa về văn hóa và lịch sử truyền thống địa phương.
Là cây ưa khô ráo, nắng hạn, cách đây hơn 2 tháng, hàng nghìn cây hoa giấy ở Phù Đổng có nguy cơ bị thối rễ do ngập nước. Người dân làng Phù Đổng đã kiên trì hồi sinh cho những cây hoa giấy, để giờ đây, các nhà vườn lại rực rỡ sắc màu.
0