Trung Âu - ngôi nhà mới của cây ô liu
Năm 2008, ông Torok, một người trồng ô liu ở Hungary, đã nhận được ba cây ô liu nhỏ từ Tây Ban Nha. Hai cây bị chết cóng trong mùa đông đầu tiên, nhưng một cây sống sót. Điều này khiến ông Torok quyết định mua thêm khoảng 200 cây để trồng trên sườn đồi gần hồ Balaton. Đây là một khu vực có nắng ấm, lượng mưa dồi dào và đất đai phì nhiêu, mà ông Torok tin rằng có thể trở thành ngôi nhà mới cho cây ô liu khi khí hậu ở châu Âu ấm lên.
Ông Csaba Torok tự tay thu hoạch ô liu, sau đó mang sang Slovenia để chế biến thành dầu ô liu nguyên chất và bán với giá hơn 120 USD/lít. Theo ông Torok, khi khu vực miền Nam châu Âu ngày càng bị ảnh hưởng bởi hạn hán và các đợt nắng nóng gay gắt, các vùng trồng ô liu đang dần dịch chuyển về phía bắc.
Tại thành phố Pecs, miền nam Hungary, ông Gabor Stix, một nông dân đã thử nghiệm trồng ô liu trong nhiều năm và hiện đang bán cây giống. Ông dự kiến sẽ bán hết số cây trồng của vụ mùa năm nay trước tháng 3.
Ngay cả ở Slovakia, người dân cũng đang mua cây ô liu để trồng trong vườn nhằm tạo cảm giác "Địa Trung Hải". Tại làng Izsa, chủ cửa hàng cây cảnh Istvan Vass đã nhập khoảng 25 xe tải cây ô liu từ Tây Ban Nha năm nay, bán với giá từ 300 đến 500 euro mỗi cây. Khi khách hàng đến chọn cây, ông Vass cho biết trong mùa đông đầu tiên, cây có thể bị hư hại do nhiệt độ dưới 0 độ C, nhưng việc che chắn sẽ giúp bảo vệ chúng. Hiện nay, nhiều cây ô liu đã được trồng ngoài vườn và chúng thích nghi rất tốt.
Mùa đông tại một số nước Trung Âu như Hungary và Slovakia đã trở nên ấm áp rõ rệt trong những năm gần đây. Theo Cơ quan Môi trường châu Âu, châu Âu là lục địa ấm lên nhanh nhất thế giới và đang đối mặt với nguy cơ hạn hán ngày càng gia tăng ở phía nam.
Trong khi đó, Tây Ban Nha, quốc gia cung cấp khoảng 40% dầu ô liu toàn cầu, đã ghi nhận những vụ mùa khó khăn trong hai năm qua do thời tiết khắc nghiệt. Điều này khiến giá dầu ô liu tăng gấp đôi lên mức kỷ lục. Theo các chuyên gia, trong một thế giới ngày càng nóng hơn, ô liu - giống cây trồng biểu tượng của Tây Ban Nha và vùng Địa Trung Hải chính là minh chứng cho những thách thức mà ngành nông nghiệp đang phải đối mặt.
Ngày 23/11, quân đội Israel đã thực hiện cuộc không kích vào trung tâm Thủ đô Beirut của Liban, làm sập một tòa nhà chung cư, khiến ít nhất 4 người thiệt mạng và nhiều người dân hoảng loạn.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Ngày 23/11, người phát ngôn Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) thông báo, Tổng thư ký NATO, ông Mark Rutte đã gặp Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tại bang Florida để thảo luận về các vấn đề an ninh toàn cầu mà liên minh phải đối mặt.
Khả năng một thỏa thuận thương mại giữa Liên minh châu Âu và Khối thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) có thể sớm được ký kết đã gây ra sự hỗn loạn chính trị ở Pháp và trên khắp châu Âu. Nếu được hoàn tất, đây sẽ là thỏa thuận thương mại tự do quan trọng nhất từng được EU ký kết, tuy nhiên, nó cũng châm ngòi cho nhiều cuộc biểu tình tại Pháp.
Theo Reuters, trong ngày đàm phán kéo dài của Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Liên minh châu Âu (EU), Mỹ và các quốc gia giàu có khác đã nhất trí tăng mục tiêu tài chính toàn cầu từ 250 tỷ USD lên 300 tỷ USD mỗi năm vào năm 2035, để giúp các nước đang phát triển chống chịu với biến đổi khí hậu.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
0