Ukraine tuyên bố đánh sập cây cầu thứ ba ở Kursk

Ukraine tuyên bố lực lượng nước này đã đánh sập một cây cầu đường bộ quan trọng về mặt hậu cần ở tỉnh Kursk của Nga. Ủy ban điều tra Nga cũng xác nhận tin này.

Việc đánh sập cây cầu khiến quân đội và dân thường Nga bên trong một dải lãnh thổ có diện tích tương đương với Luxembourg bị cắt đứt khỏi đường thoát hoặc tiếp viện.

Các blogger Nga và truyền thông Ukraine cho rằng cây cầu ở làng Karyzh, bắc qua sông Seym, hiện không thể sử dụng được và chính quyền Nga trong khu vực cảnh báo dân thường rằng việc đi về phía nam qua sông đã trở nên bất khả thi. Hiện không rõ Ukraine đã sử dụng vũ khí gì để vô hiệu hóa cây cầu.

Kể từ khi xâm nhập tỉnh Kursk của Nga hôm 6/8, các đơn vị của Lực lượng Vũ trang Ukraine đã triển khai các đội phá hủy thuộc lực lượng đặc biệt, tên lửa dẫn đường tầm xa và các cuộc không kích để tấn công cơ sở hạ tầng đường bộ và giao thông của Nga.

Cầu bị đánh sập

Trước đó, vào ngày 16/8, Bộ Ngoại giao Nga cho biết Ukraine đã sử dụng rocket của phương Tây, có khả năng là HIMARS do Mỹ sản xuất, để phá hoại một cây cầu bắc qua sông Seym ở Glushkovo. Ngày 18-8, cây cầu thứ hai bắc qua sông Seym gần làng Zvannoe ở vùng Kursk, vốn là tuyến đường sơ tán dân thường, cũng đã bị thiệt hại bởi pháo HIMARS.

Các chuyên gia quân sự nhận định Ukraine có khả năng sẽ cố gắng kiểm soát một cây cầu chiến lược khác bắc qua sông Psyol trong những ngày tới. Về phía Nga, Tổng thống Vladimir Putin đã cảnh báo rằng Nga sẽ không đàm phán với Ukraine vì cuộc tấn công xuyên biên giới của Kiev nhắm vào dân thường và cơ sở hạ tầng dân sự.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Quân đội Israel thừa nhận đã không thể đánh chặn một "vật thể bay" được phóng từ Yemen tới Tel Aviv, làm ít nhất 16 người bị thương.

Phe đối lập Syria tuyên bố muốn đóng góp vào hòa bình khu vực sau cuộc gặp lịch sử giữa lãnh đạo Ahmed al-Sharaa và phái đoàn ngoại giao Mỹ tại Damascus.

Một đoàn gồm 120 binh sĩ Pháp đã rời Chad vào ngày 20/12, đánh dấu sự khởi đầu cho cuộc rút quân của Pháp khỏi một trong những thuộc địa cuối cùng mà Pháp vẫn duy trì sự hiện diện quân sự.

Theo một tuyên bố từ quân đội Iraq, nước này đã gửi gần 2.000 binh lính Syria trở về quê hương vào ngày 19/12, sau khi họ tìm kiếm nơi trú ẩn tại Iraq trong cuộc tấn công của các lực lượng đối lập nhằm lật đổ cựu Tổng thống Bashar al-Assad vào đầu tháng này.

Ngày 19/12, phát biểu trên truyền hình, người phát ngôn của Houthi, ông Yahya Sarea tuyên bố, lực lượng này đã sẵn sàng cho một cuộc chiến kéo dài với Israel.

Washington đã cung cấp khoảng 100 tỷ USD viện trợ tài chính và hỗ trợ quân sự cho Kiev kể từ khi xung đột Nga - Ukraine leo thang vào năm 2022 và phần lớn số tiền này được chi bên trong nước Mỹ cho sản xuất quốc phòng.