35 năm FDI đóng góp quan trọng cho kinh tế Thủ đô
Công ty TNHH Khu công nghiệp Thăng Long là một trong những doanh nghiệp nước ngoài đầu tiên đầu tư vào Hà Nội. Vào thời điểm đó, kinh tế và hạ tầng của thành phố còn nhiều khó khăn, song tinh thần cầu thị của chính quyền thành phố, những chính sách tạo điều kiện tốt nhất cho nguồn vốn ngoại và cả tiềm năng của một Thủ đô với rất nhiều lợi thế đã thuyết phục doanh nghiệp.
Ông Kenta Kawanabe - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Khu công nghiệp Thăng Long, cho hay: "Khi Tập đoàn Sumitomo Nhật Bản tham khảo ý kiến của Chính phủ Việt Nam, tập đoàn mong muốn thành lập khu công nghiệp. Khi ấy chúng tôi đã thấy vị trí này rất tuyệt vời vì nó nằm giữa sân bay Nội Bài đến trung tâm thành phố Hà Nội. Sau đó, UBND Hà Nội còn đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng tại Hà Nội. Vì vậy, lượng vốn FDI đổ vào Hà Nội và Khu công nghiệp Thăng Long rất nhiều".
Sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp FDI chính là kết quả ngọt ngào nhất cho quyết định lựa chọn Hà Nội làm điểm đến đầu tư. Những lợi thế của Hà Nội phát huy hiệu quả to lớn đối với doanh nghiệp: từ nguồn nhân lực đến vị trí địa lý, hạ tầng giao thông.
Ông Ida Shuji - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Meiko Việt Nam, cho biết: "Meiko bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2008. Thời gian đầu, công ty chỉ vận hành một nửa nhà máy. Cho tới hiện tại, chúng tôi đã xây dựng và đưa vào vận hành ba nhà máy. Đây là thành quả rất lớn mà 15 năm trước, khi mới đầu tư vào Việt Nam, chúng tôi không thể tưởng tượng ra được".
Từ 4 dự án đầu tiên với tổng vốn đầu tư 48 triệu USD vào năm 1989, 35 năm sau, tính đến tháng 9 năm 2024, đã có gần 7.495 dự án FDI vào Hà Nội với tổng đầu tư trên 55,73 tỷ USD. Nguồn vốn ngoại có những đóng góp vô cùng quan trọng vào tăng trưởng GDP, chiếm trên 50% tỷ trọng xuất khẩu. Những doanh nghiệp như Canon, Meiko thu hút hàng chục ngàn lao động. FDI cũng góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ, xây dựng đô thị Hà Nội văn minh, hiện đại.
Hà Nội luôn là địa phương nằm trong top đầu được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm khi chọn điểm dừng chân tại Việt Nam. Lựa chọn những dự án công nghệ cao, hàm lượng chất xám cao, FDI xanh là trách nhiệm của thành phố để xây dựng một đô thị tầm vóc, văn minh, hiện đại.
Ông Nguyễn Mạnh Quyền - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, phát biểu: "Chúng tôi sẽ tiếp tục thúc đẩy và đẩy mạnh hơn nữa nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và niềm tin của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào môi trường đầu tư của Việt Nam nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng".
Dòng chảy FDI được kỳ vọng sẽ góp phần thực hiện những mục tiêu đầy thách thức: đưa Hà Nội trở thành “trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá, giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ và hội nhập quốc tế”; trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn; phát triển nhanh, bền vững.
Hôm nay, 21/11, giá vàng trong nước tiếp tục tăng nóng theo đà tăng của giá vàng quốc tế. Vàng miếng SJC và nhẫn trơn mua vào tăng cả triệu đồng, bán ra đắt thêm 500-7000 nghìn đồng mỗi lượng.
Hôm nay, 21/11, thị trường chứng khoán phục hồi tích cực khi VN-Index tiếp tục tăng gần 12 điểm.
Danh sách VNTAX 200 vừa được công bố nhằm ghi nhận đóng góp ngân sách của các doanh nghiệp, bao gồm mọi loại hình từ nhà nước, tư nhân đến nước ngoài.
Sáng 21/11, tại Hà Nội, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương, đã chủ trì tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số ngành Công Thương với chủ đề “Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh hướng tới phát triển bền vững”, thu hút sự tham gia của hơn 500 doanh nghiệp.
Dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2024 được giao là 1.700,99 nghìn tỷ đồng. Thông tin từ Bộ Tài chính cho thấy tính đến hết tháng 10 vừa qua, thu ngân sách nhà nước ước đạt hơn 1.654 nghìn tỷ đồng, bằng 97,2% dự toán.
Với việc xây dựng cơ sở dữ liệu lớn quản lý thuế (big Data), Cục Thuế TP Hà Nội đã số hóa, kết nối thông tin để xây dựng, phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu thương mại điện tử, từ đó định danh chính xác người nộp thuế có hoạt động kinh doanh trên không gian mạng.
0