Áo dài được nhiều người chọn diện chơi Tết
Chị Diệu Linh ở tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội rất hài lòng sau khi nhận được chiếc áo dài đặt may tại một thương hiệu áo dài có tiếng ở đất Hà Thành. Với mong muốn sẽ trưng diện áo dài trong dịp Tết cổ truyền dân tộc, nên chị đã lựa chọn đặt may theo mẫu riêng để không bị "đụng" hàng.
Chị Linh cho biết:" Tôi đã tìm hiểu qua các thương hiệu nổi tiếng thì tôi thấy ở đây chất liệu vải, vóc dáng phù hợp với bản thân tôi. Tôi cũng phải đặt trước tầm một tuần đã nhận được hàng và rất là ưng ý."
Theo các cửa tiệm áo dài, năm nay khách hàng có xu hướng chuộng áo dài kiểu dáng xưa, như áo ngũ thân truyền thống, chất liệu thân thiện như linen, đũi... thay vì các dáng thiết kế cách tân như mọi năm.
Dọc các tuyến phố như Hàng Ngang, Hàng Đào, lượng khách tìm mua áo dài may sẵn cho cả gia đình cũng tăng so với mọi năm.
Chị Phạm Thị Thanh Hiền - Chủ cửa hàng áo dài phố Hàng Ngang, Hà Nội cho biết :" Người ta đi chụp ảnh, các con đi hội chợ, với người ta đi nước ngoài. Áo dài con công năm nay khá hót tầm 500-600k bộ bán được, áo lụa cũng thế."
Phân khúc áo dài bình dân có giá 200.000 – 500.000 đồng /áođem lại doanh thu cao nhất trên toàn thị trường. Tuy doanh thu giảm so với nhiều năm trước đó nhưng, đây cũng là phân khúc giá được người dùng quan tâm nhất trên các sàn thương mại điện tử.
Chị Trần Hương Thùy – Quận Ba Đình, Hà Nội chia sẻ:" Năm nay là một năm mà các trend áo dài rất hot không chỉ là trên tiktok, youtube, facebook. Trước Tết mình đã sắm cho mình ba chiếc áo dài, chất lượng tùy giá thành mỗi cái. Ví dụ chiếc cao nhất mình mua hơn triệu thì sát với hình ảnh còn chiếc mình mua 200k để đi chụp ảnh tạm được không sát hình ảnh lắm."
Thống kê của Metric - nền tảng chuyên đo lường số liệu thương mại điện tử, cho biết người Việt đã chi 41,5 tỷ đồng để mua gần 245.000 chiếc áo dài trên bốn sàn Shopee, Lazada, Tiki và Sendo trong tháng 12/2023 - thời điểm hai tháng trước Tết Nguyên đán 2024. Mức này tăng khoảng 6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sự bùng nổ này, không chỉ mang lại doanh thu cho nhiều cửa hàngkinh doanh mà còn hứa hẹn như mang đến cho dịp Tết Nguyên đán này những sắc màu rất cổ truyền Việt Nam.
Nhân kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia, 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024)) và 20 năm hoạt động của không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật để tôn vinh những giá trị di sản.
Phụ nữ xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội, đã biến những bức tường rêu mốc thành tranh sinh động, kể lại những câu chuyện đầy ý nghĩa về văn hóa và lịch sử truyền thống địa phương.
Ông Hoàng Thanh Khiết, đại diện Hội đồng xác lập Kỷ lục Việt Nam, đã trao chứng nhận xác nhận kỉ lục cho Bảo tàng Hoa Cương của Nhà giáo Nguyễn Quang Cương, đồng thời đánh giá Bảo tàng Hoa Cương sở hữu một bộ sưu tập hiện vật vô cùng phong phú, đa dạng về chủ đề và chất liệu.
Với mong muốn bảo tồn di sản và phát huy, ứng dụng các giá trị văn hóa Việt vào đời sống hiện đại, cuộc Triển lãm với tên gọi “Tôn cựu, nghênh tân” đang diễn ra tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cũ, 46 Hàng Bài.
Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024 với chủ đề "Gastronomy of Unity - Ẩm thực kết nối" sẽ diễn ra trong hai ngày 7 và 8/12, tại khu Ngoại giao Đoàn - 298 Kim Mã, Hà Nội.
Triển lãm tranh “Hồn Dó” vừa khai mạc tại không gian nghệ thuật B&C Maison d'Art tại Thủ đô Hà Nội. Với nguồn cảm hứng bất tận từ chất liệu giấy dó - một loại giấy làm từ chất liệu thủ công đồng quê của Việt Nam - nghệ sĩ Ngô Đức Hoàng đã thổi hồn vào những tác phẩm mang đậm chất văn hóa Á Đông, được các nhà nghệ thuật trong và ngoài nước đánh giá cao.
0