Bảo tồn và phát huy giá trị Văn Miếu Sơn Tây

Nhằm làm sáng tỏ thêm nhiều vấn đề lịch sử liên quan đến các nhà khoa bảng và Di tích Văn Miếu Sơn Tây, Viện khoa học Xã hội và Đổi mới sáng tạo phối hợp với Thị xã Sơn Tây tổ chức Hội thảo khoa học “Các nhà khoa bảng Sơn Tây và Văn Miếu Sơn Tây” với sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà khoa học, nhà sử học.

Di tích Văn Miếu Sơn Tây được khánh thành vào đời vua Thành Thái (1892), thuộc địa phận thôn Văn Miếu, xã Đường Lâm ngày nay.

Nơi đây thờ Đức Thánh Khổng Tử cùng các vị hiền triết và hàng trăm danh nhân khoa bảng vùng xứ Đoài xưa từng đỗ đạt danh hiệu cao quý. Việc bảo tồn văn Miếu góp phần tôn vinh tinh thần hiếu học của dân tộc.

Sử sách ghi lại, trong hơn 850 năm của nền giáo dục và khoa cử nho học, tỉnh Sơn Tây có 68 người đỗ đại khoa. Trong đó có một “Tam khôi” là Thám hoa Dương Văn Minh, người làng Mông Phụ, xã Đường Lâm.

Hội thảo khoa học "Các nhà khoa bảng Sơn Tây và Văn Miếu Sơn Tây"

Tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám có 32 đại khoa được khắc tên, họ trên bia tiến sĩ. Đây là minh chứng khẳng định Sơn Tây xứng đáng là vùng địa linh nhân kiệt, góp phần làm giàu truyền thống giáo dục, khoa bảng Việt Nam.

Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học và nhà nghiên cứu lịch sử đã trao đổi, thảo luận, cung cấp nhiều tư liệu lịch sử, những luận cứ khoa học mới khẳng định vị trí, vai trò, giá trị lịch sử văn hoá của di tích.

Đồng thời, các chuyên gia cũng đã đưa ra những giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị Văn Miếu Sơn Tây trong xu hướng phát triển công nghiệp văn hóa.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Festival thu Hà Nội lần thứ hai năm 2024 sẽ diễn ra tại không gian đi bộ Hồ Hoàn Kiếm và một số điểm đến du lịch của Hà Nội từ ngày 12 đến 15/9.

"Ngày hội Văn hóa vì hòa bình" kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 25 năm Hà Nội được UNESCO tặng danh hiệu "Thành phố vì hòa bình" (16/7/1999-16/7/2024) dự kiến sẽ diễn ra vào sáng 6/10/2024.

Ngày hội "Truy tìm Vua Tiếng Việt" vừa được tổ chức trong chuỗi sự kiện "Yêu tiếng quê hương mình" đã quảng bá sâu rộng vẻ đẹp của tiếng Việt, đồng thời quyên góp xây dựng thư viện cho trẻ em vùng cao.

Sau 2 ngày diễn ra sôi nổi, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức bế mạc Liên hoan Văn hóa Cồng chiêng năm 2024.

Thời gian qua, nhiều người trẻ đã lựa chọn đến tham quan, tìm hiểu những di tích lịch sử của dân tộc, tìm về các chiến công của ông cha để vun bồi tình yêu quê hương, đất nước của chính mình.

Những người trẻ đã có cách thể hiện lòng yêu nước một cách sáng tạo, thu hút hàng triệu lượt xem trên mạng xã hội với sự hưởng ứng của nhiều người.