Biểu hiện thổi giá từ cuộc đấu giá đất ở Thanh Oai
Cụ thể, các thửa đất đấu giá tại đây có diện tích từ 60 - 85m2, giá khởi điểm từ 8,6 - 12,5 triệu đồng/m2. Tuy nhiên mặt bằng giá trúng cao từ 52 - trên 100 triệu đồng/m2. Đáng chú ý, lô đất gần 65 m2 có giá trúng cao nhất 100,5 triệu đồng/m2, cao hơn giá khởi điểm 88 triệu đồng.
Cuộc đấu này cũng thu hút tới 1.445 người tham gia, với tổng số hồ sơ nộp đăng ký tham gia đấu giá lên tới hơn 4.200 bộ. Đây là kỷ lục về lượng hồ sơ tham gia một phiên đấu giá đất ở huyện Thanh Oai từ trước tới nay.
Khảo sát cho thấy, đất tại xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai hiện dao động từ 27 - 48 triệu đồng/m2 tùy từng vị trí. Đối chiếu giá trúng đấu giá đất cao gấp 2 - 3 lần mặt bằng chung. Nhiều nhà đầu tư tỏ ra ngạc nhiên khi nhiều lô đất ở huyện vùng ven xa trung tâm, không giáp các tuyến Quốc lộ hay hạ tầng giao thông lớn theo quy hoạch lại được chốt giá “trên trời”.
Nhiều chuyên gia cũng khuyến cáo, khi thị trường đất nền sôi động, đấu giá đất trở thành một thị trường đầu cơ mới thay vì tạo thêm nguồn cung mới cho người có nhu cầu ở. Hiện tượng các suất trúng đấu giá liên tục bị mua đi bán lại không phải hiếm. Không loại trừ tình huống “cò đất” “hét” giá cao, tạo mặt bằng giá mới rồi bỏ cọc để hưởng lợi từ các khu vực lân cận.
Trả giá cao bất thường là phá giá, lũng đoạn thị trường và cần có cơ chế xử lý nghiêm đối với hành vi này.
Ngày 31/10, bảng giá đất mới theo Quyết định 79 của UBND thành phố Hồ Chí Minh khi tính các nghĩa vụ tài chính như tiền sử dụng đất, bồi thường đất, cùng các phí và lệ phí liên quan đến đất đai - sẽ chính thức có hiệu lực.
Trong tháng 11, 77 lô đất tại huyện Thanh Oai và Hoài Đức (Hà Nội) sẽ được đem ra đấu giá. Giá khởi điểm tiếp tục được áp ở mức rất thấp là 5,3 triệu đồng/m² ở huyện Thanh Oai và 7,3 triệu đồng/m² ở huyện Hoài Đức.
“Nhiều khó khăn đến từ các hành vi gây nhiễu loạn thị trường bất động sản. Các hành vi đó có thể xuất phát từ một vài cá nhân hoặc lợi ích nhóm khiến rơi vào trạng thái hư hư thực thực, khó định giá” là nhận định của Đại biểu Quốc hội khi đánh giá về thị trường bất động sản thời gian qua.
Các cuộc đấu giá quyền sử dụng đất ở cho cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn Hà Nội thời gian gần đây xuất hiện tình trạng “thổi giá” bất động sản. Nhiều trường hợp trả giá cao rồi bỏ cọc gây nhiễu loạn thị trường và khó khăn cho nhà quản lý khi sẽ phải tổ chức đấu giá lại.
Đấu giá quyền sử dụng đất là một trong những giải pháp để tăng nguồn thu ngân sách nhà nước nhằm đầu tư phát triển hạ tầng địa phương. Tuy nhiên, những diễn biến bất thường trong đấu giá đất thời gian vừa qua có thể ảnh hưởng đến thu ngân sách lâu dài.
Bộ TN&MT cho biết, tình trạng thổi giá đất, đẩy giá tại các phiên đấu giá gần đây đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của thị trường bất động sản. Dù đã được cơ quan chức năng vào cuộc nhưng cuối cùng, diễn biến những phiên đấu giá vẫn không có gì thay đổi, thậm chí, giá đất đấu giá còn tiếp tục tăng cao.
0