Cần giải pháp khai thác hiệu quả cầu vượt đi bộ
Khu vực cổng Bệnh viện Bạch Mai, lưu lượng người và phương tiện giao thông hàng ngày qua lại rất đông, đặc biệt là khách bộ hành có nhu cầu qua đường để tới các phòng khám, hiệu thuốc nằm trên đường Giải Phóng. Do vậy, cầu vượt bộ hành bắc qua đây luôn tấp nập nhộn nhịp.
Là cây cầu vượt dành cho người đi bộ đầu tiên ở Hà Nội, sau hơn 16 năm sử dụng, chiếc cầu bộ hành này đã cũ và trở nên nhếch nhác: bậc thang hoen gỉ, thủng lỗ chỗ; mặt cầu đã bong tróc lớp sơn, các mối nối không còn khớp, chỉ cần đi mạnh là cây cầu bắt đầu kêu và có thể cảm thấy sự rung lắc. Rác thải bừa bãi, đủ các thể loại, trong mọi ngóc ngách,… Cầu đi bộ nhưng tối và bí như hầm vì bị che chắn bởi những tấm biển quảng cáo.
Đáng nói, sự xuống cấp nhếch nhác của công trình này còn đến từ hành vi chiếm dụng, “xẻ thịt” cầu làm nơi buôn bán, kinh doanh. Tình trạng này đã và vẫn đang diễn ra ở đây ngang nhiên hàng chục năm nay, mặc cho cơ quan chức năng đã tăng cường ra quân xử lý. Sự lộn xộn, xấu xí của những công trình giao thông hiện đại, văn minh vẫn đang thể hiện hàng ngày như thế, và không chỉ ở riêng cây cầu nào.
Hiện nay, Hà Nội có khoảng 70 cây cầu vượt bộ hành tại các nút giao thông đông đúc, khu vực gần bệnh viện, trường học, bến xe nhằm bảo đảm an toàn giao thông cho người đi bộ, giảm ùn tắc, tai nạn. Trong giai đoạn 2021 - 2025, Hà Nội sẽ đầu tư xây dựng bốn cầu bộ hành: Qua đường Lê Đức Thọ (ngõ 63), quận Nam Từ Liêm; qua đường Nguyễn Khánh Toàn 2, quận Cầu Giấy; qua đường Trần Hữu Dực (ngõ 6), Nam Từ Liêm; qua đường Nguyễn Văn Huyên (Cầu Giấy) bằng nguồn ngân sách của Thành phố.
Theo chuyên gia, xây dựng cầu đi bộ là việc làm thiết yếu, nhưng phải được tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng. Với số tiền trung bình từ 5-10 tỷ để xây dựng một chiếc cầu bộ hành, để tránh lãng phí, hoặc không tương xứng với chi phí bỏ ra trong việc khai thác những công trình lớn, đến lúc cần xem xét lại quy hoạch chung, tổng thể, chứ không chỉ riêng giao thông đô thị.
Đáng chú ý, nơi cần không có, nơi có lại không được dùng. Nhiều điểm ở nội đô được trang bị cầu bộ hành nhưng do bố trí ở nơi không hợp lý nên gây lãng phí; ví như cầu bộ hành trên đường Lê Quang Đạo, Mỹ Đình cỏ mọc um tùm, rác thải vương vãi, từ lối lên đến trên mặt cầu, phơi bày rõ sự nhếch nhác và lãng phí của một công trình nghìn tỷ giữa thủ đô.
Bên cạnh đó, cũng có một số bất cập như tại địa điểm cầu đi bộ Học viện An ninh, khoảng 8h tối trở đi, cứ một lúc lại có một top thanh niên lên cầu tụ tập vui chơi, ăn uống, mặc cho ngay từ lối lên cầu đã đề rõ biển cấm như thế này... Bất kể cuối tuần hay trong tuần, mặc trời nóng bức hay mát mẻ, người đi bộ có thể “ế” nhưng khách lên cầu để tụ tập thì không vắng ngày nào.
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Trị cho biết, Đồn Biên phòng đảo Cồn Cỏ đã tiếp nhận, đưa 5 thuyền viên gặp nạn trên biển vào bờ an toàn. Hiện sức khỏe của các thuyền viên đều ổn định.
Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam vừa phối hợp với Cục An Toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, tổ chức hội thảo “Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng”.
Trong tương lai gần, việc chuyển đổi sang du lịch thông minh không chỉ đơn thuần là áp dụng công nghệ, mà còn đòi hỏi một sự thay đổi theo hướng tiếp cận kinh doanh lấy khách hàng làm trung tâm.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia vừa đưa ra thông tin dự báo thời tiết ngày hôm nay (22/11), Thủ đô Hà Nội sẽ duy trì thời tiết không mưa, tuy nhiên nhiệt độ sẽ hạ thấp.
UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố". Lộ trình thực hiện đề án bắt đầu từ năm 2025, mục tiêu đến năm 2035 sẽ sử dụng 100% xe buýt điện.
Tình huống nguy hiểm trên xảy ra ngày 20/11 trên tuyến quốc lộ 6 đoạn qua huyện Mai Châu, Hòa Bình và được chính camera hành trình trên xe ô tô con bị nạn ghi lại.
0