Chuẩn bị gì cho con vào lớp 1?
Vào học lớp 1 là bước ngoặt, là sự chuyển đổi qua một giai đoạn mới đối với trẻ. Thời điểm này, tâm lý cũng như kiến thức của trẻ bắt buộc phải thay đổi rất nhiều để thích nghi với môi trường, bạn bè và thầy cô mới.
Ở trường mầm non, trẻ tham gia các hoạt động giáo dục (HĐGD)chủ yếu theo nhu cầu, hứng thú của bản thân dưới định hướng, dẫn dắt, động viên, khích lệ của giáo viên. Bước sang môi trường tiểu học, học là hoạt động chủ đạo và bắt buộc, các em phải hoàn thành các nhiệm vụ học tập theo tiến độ của cả lớp.
Lớp 1, học sinh phải đến lớp đúng giờ, thầy, cô giáo không có nhiều thời gian chăm bẵm từng em vì phải điều hành lớp học hoàn thành chương trình các môn học theo đúng tiến độ; phải đánh giá, nhận xét từng học sinh để có phương pháp phù hợp nhằm đạt mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ của từng tiết học, môn học cho tất cả các em học sinh trong lớp.
Với không ít các bạn nhỏ đang ở độ 5 - 6 tuổi, sau một ngày đến trường mầm non, các con sẽ tiếp tục đến các lớp học buổi tối để học đọc, học viết và làm toán. Đây cũng là thực tế không mới khi việc cho con học kiến thức trước khi vào lớp 1 là nhu cầu riêng của mỗi gia đình với quan điểm con cố gắng trước thì khi vào lớp 1, cả bố mẹ và con đều đỡ vất vả.
Về hoạt động chuẩn bị cho trẻ chuyển cấp từ mầm non lên tiểu học, Vụ Giáo dục mầm non - Bộ Giáo dục & Đào tạo cũng nhận định là việc thực sự cần thiết. Thế nhưng, khi ở trường, các con đã được trang bị kiến thức và kỹ năng phù hợp với năng lực thì việc tìm kiếm các nhóm lớp học trước kiến thức vào lớp 1, các phụ huynh cần cẩn trọng, tránh tác dụng ngược.
Để con có bước khởi đầu tốt nhất ở cấp tiểu học, đại diện Vụ Giáo dục mầm non cũng chia sẻ, gia đình và nhà trường cần tạo cho trẻ một tâm thế tốt để trẻ hiểu và thích thú hơn về một môi trường học tập mới và bản thân các con có sự hứng thú khi sắp được vào lớp 1.
Những việc nên làm
Chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1. Khi có trẻ sắp vào lớp 1, phụ huynh nên giới thiệu cho trẻ biết một vài thông tin sơ lược và tốt đẹp về trường tiểu học mà con sắp được học. Nếu được hãy đưa trẻ đến trường tiểu học để trẻ làm quen, tạo sự thích thú cho trẻ (khuôn viên, cảnh quan, phòng học, phòng chức năng, phòng truyền thống, công trình vệ sinh,...).
Trò chuyện, chia sẻ với trẻ về những điều vui vẻ, thú vị sắp được học ở lớp 1 như những trò chơi dân gian, những buổi sinh hoạt Sao, những giờ học vẽ, học hát… để gieo vào trẻ lòng yêu thích, khát khao được đến trường.
Mua sắm cho trẻ thật đầy đủ mọi tư trang và dụng cụ học tập (quần áo, giày, mũ, cặp, sách, vở, bảng con, bút chì, bút vẽ, thước kẻ…). Tất cả đều phải sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp, tốt nhất là sắm mới và nếu có thể thì cho các em được tự chọn.
Hướng dẫn trẻ cầm bút đúng cách. Học sinh lớp 1 là đối tượng học sinh “đặc biệt” nhất trong các đối tượng học sinh của hệ thống giáo dục quốc dân. Đặc biệt là bởi vì lần đầu tiên trong đời, hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo của các em. Và trong hoạt động học tập đó cái gì các em cũng bắt đầu phải “tập”, trong đó hoạt động “tập viết” cùng với các hoạt động nghe, nói, đọc đóng vai trò hết sức quan trọng.
Khi viết, trẻ cầm bút và điều khiển bút viết bằng ba ngón tay (ngón trỏ, ngón cái, ngón giữa) của bàn tay phải. Đầu ngón tay trỏ đặt ở phía trên, đầu ngón tay cái giữ bên trái, phía bên phải của đầu bút tựa vào cạnh đốt đầu ngón tay giữa. Ba điểm tựa này giữ bút và điều khiển ngòi bút dịch chuyển linh hoạt. Ngoài ra, động tác viết cần có sự phối hợp cử động của cổ tay, khuỷu tay và cả cánh tay.
Phụ huynh thấy con cầm bút sai phải kịp thời sửa chữa, kiên nhẫn chứ không được trách mắng hay dọa đánh vào tay, phạt trẻ. Điều này sẽ khiến các trẻ gặp áp lực, sợ hãi trong việc cầm bút. Thói quen cầm bút đúng sẽ giúp trẻ viết nhanh, viết đúng và đẹp.
Bên cạnh việc chuẩn bị hành trang là kiến thức và kỹ năng, trẻ cũng cần có một tâm thế sẵn sàng khi vào lớp 1. Cha mẹ không nên chỉ chú tâm vào việc trang bị kiến thức mà bỏ qua những yếu tố quan trọng này.
Sáng ngày 21/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội và Hội Tâm lý giáo dục học Hà Nội tổ chức diễn đàn giáo dục Hà Nội năm 2024 với chủ đề: Nhà trường, nhà giáo Hà Nội phát huy truyền thống "hai tốt" tiếp tục đổi mới, sáng tạo để giáo dục đào tạo Thủ đô là trung tâm giáo dục lớn tiêu biểu của cả nước.
Lực lượng cảnh sát giao thông tiếp tục tăng cường công tác phổ biến, hướng dẫn tham gia giao thông an toàn cho học sinh các cấp. Mỗi lứa tuổi, mỗi cấp học là một giáo án, bài giảng phù hợp để tăng tính hấp dẫn đối với các em.
Sáng 20/12, Trường Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Lorraine (Cộng hòa Pháp) tổ chức Hội thảo quốc tế về Toán ứng dụng và Khoa học máy tính năm 2024.
Từ 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép các trường phổ thông được xây cao không quá 5 tầng, thay vì 3 tầng như hiện nay nhằm giải quyết bài toán quá tải sĩ số, thiếu lớp học.
Với mong muốn hỗ trợ Việt Nam phát triển tài năng trẻ, từ năm 2025, 15 suất học bổng toàn phần của Hàn Quốc trị giá 25 triệu won/học bổng (tương đương với khoảng 440 triệu đồng), sẽ được trao mỗi năm cho các sinh viên xuất sắc của ba đại học top đầu của Việt Nam là: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh và Đại học Duy Tân.
Sáng 20/12, Quận ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam quận Ba Đình tổ chức gắn biển công trình Trường THCS Nguyễn Trãi.
0