Chụp ảnh bên hồ Gươm
Vợ chồng ông Nguyễn Hoàng Dương (phố Chương Dương Độ, quận Hoàn Kiếm) là hai trong số các thợ ảnh gắn bó với Bờ Hồ từ mấy chục năm nay. Đây thường là nơi ông dừng chân, khởi động máy cho một ngày làm việc mới.
Mưa xuân nhè nhẹ phủ một lớp sương mờ lên mặt hồ buổi sáng. Tuy nhiên, chẳng có gì có thể ngăn cản những thợ chụp ảnh như ông Dương bước ra khỏi nhà và làm công việc yêu thích.
Những người đeo máy ảnh cùng một số phụ kiện, chủ yếu là hoa hoặc cầm máy ảnh cùng chiếc ba lô sau lưng, hay chí ít là cái túi đeo chéo nằng nặng… đó là đặc điểm dễ nhận biết về những người thợ ảnh ở Bờ Hồ. Họ đi tản bộ tìm khách hoặc đứng đợi khách và trò chuyện với đồng nghiệp... Hà Nội những ngày mưa bụi như thế này, khách không quá đông nên họ phải kiên nhẫn.
Ông Dương chia sẻ: "Người ta bảo là nghề tìm người chứ người có tìm được nghề đâu. Tôi cứ gắn bó rồi yêu cái nghề này từ lúc thanh niên, rồi đến lúc mình xây dựng gia đình, tôi cũng lại gặp được người bạn đời cũng làm cùng nghề nữa thành ra tôi lại càng yêu nghề chụp ảnh này hơn".
Với 1,7km, Bờ Hồ là nơi tập trung số lượng thợ chụp ảnh khá đông, khoảng 100 người thường xuyên hoạt động. Khách hàng không phải lúc nào cũng nườm nượp, chưa kể, số lượng điện thoại thông minh ngày một nhiều, nhu cầu chụp ảnh thợ vì thế cũng có sự xáo trộn. Để có khách và giữ khách, mỗi người thợ ảnh lại có cho mình những bí quyết riêng. Ngoài khách quen, am hiểu tâm lý và chiều khách, đứng tại một chỗ quen thuộc cũng là cách để khách nhớ mà gọi chụp.
Trong thời đại công nghệ, khi những chiếc điện thoại thông minh đã trở thành những chiếc máy ảnh tiện dụng thì trong dòng người tấp nập quanh hồ Hoàn Kiếm, những ống kính to nhỏ, những người thợ ảnh vẫn làm việc đều đều, dù nắng hay mưa. Điều đó cho thấy, nhiếp ảnh quanh Bờ Hồ vẫn luôn giữ một vị trí nhất định trong lòng du khách.
Nhiều ý kiến cho rằng việc quy hoạch, cải tạo, chỉnh trang, tái thiết một số khu vực quanh hồ Hoàn Kiếm là cần thiết để khai thác tiềm năng, biến hồ thực sự trở thành viên ngọc sáng của Thủ đô.
Những câu chuyện và ký ức về hồ Gươm không chỉ là những mảnh ghép quý giá về quá khứ, mà còn là cầu nối giữa các thế hệ, giúp chúng ta hiểu và trân trọng hơn giá trị của Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến.
Bằng chính cuộc sống đời thường và tình yêu Hà Nội, hai nghệ sĩ Lan Hương và Đỗ Kỷ đã lan tỏa những giá trị văn hoá truyền thống qua nền tảng mạng xã hội TikTok - vốn là sân chơi sáng tạo của thế hệ trẻ.
Giữa những bộn bề cuộc sống, người ta luôn tìm kiếm cách để giải trí, để tái tạo năng lượng. Swing - môn nhảy sôi động là một cách để người trẻ tận hưởng cuộc sống.
Cổng Đục là đoạn phố nối giữa hai phố Hàng Vải và Hàng Mã, nơi đây đã trở thành một điểm nhấn trong bản đồ du lịch văn hóa của du khách.
Ngay giữa lòng Hà Nội, phiên chợ Yên ở phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông vẫn mộc mạc đậm chất quê, chứa đầy đủ yếu tố của một phiên chợ quê Bắc Bộ đúng nghĩa.
0