Đi chợ đồ cũ

Đi chợ đồ cũ đã trở thành thói quen mua sắm của nhiều người dù không phải lúc nào cũng chọn được đồ ưng ý, nhưng đó là cách họ để thư giãn và tận hưởng cảm giác khi tìm mua được món đồ yêu thích.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration 0:00
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time 0:00
1x

8 giờ sáng, khi nhiều khu chợ trong thành phố đã rộn ràng người mua, kẻ bán, thì ở khu chợ đồ cũ Đông Tác (quận Đống Đa) vẫn lặng lẽ. Những sạp hàng phủ kín bạt, những con ngõ vắng bóng người,... tất cả như đang thảnh thơi chờ đợi ngày mới bắt đầu, thật chậm rãi.

9 giờ sáng, không gian nơi đây bắt đầu chuyển mình. Từng cửa hàng rục rịch mở cửa và treo quần áo ra bán. Tiếng chuyện trò bắt đầu râm ran khắp con phố, nơi chỉ mới vắng lặng trước đó chưa lâu.

Đã thành thông lệ, sau buổi tập thể dục sáng, chị Nguyễn Thị Hồng (phường Trung Tự, quận Đống Đa) mới ghé qua cửa hàng nhỏ của mình trong khu chợ này chuẩn bị cho một ngày mới. Chỉ cần lật tấm bạt dày phủ trên đống quần áo, chị Hồng không cần nhiều thời gian để dọn hàng mà có thể bán ngay. Với chị, cách bày bán như thế cũng giúp cho khách thoải mái lựa chọn hơn.

Chị Hồng chia sẻ: "Tôi chuyển đến con phố này từ năm 2000, trước đó tôi làm thợ may nhưng vì phố này họ buôn hàng thùng nên sau đó tôi cũng bán hàng thùng theo họ. Nhà tôi có bảy gian phòng và mỗi phòng một loại hàng cùng giá".

Quần áo cũ đủ chủng loại chất đầy trong căn nhà khiến cho nhiều người thấy ngại. Nhưng với những người đã quen với việc đi mua quần áo cũ thì đây lại là một công việc vô cùng thú vị. Dù không phải lúc nào cũng chọn được đồ ưng ý, nhưng với họ đi chợ đồ cũ cũng là cách để thư giãn và tận hưởng cảm giác được tìm thấy điều mình cần trong cả núi quần áo đầy ắp ấy.

11 giờ trưa, chợ bắt đầu đông. Không tiếng rao, không mặc cả ồn ào, người mua tự chọn món đồ mình thích rồi trả tiền.

Ở chợ Đông Tác, không chỉ có quần áo. Những chiếc túi da cũ, đôi giày second-hand, hay phụ kiện vintage, tất cả đều góp phần tạo nên một không gian độc đáo cho những ai yêu đồ cũ, yêu sự hoài niệm.

Buổi trưa, chợ dần vơi khách. Mọi người ra về mang về những món đồ đã mua được, có thể là chiếc áo, đôi giày hay chỉ đơn giản là một món phụ kiện xinh xinh. Nhưng thứ đọng lại không chỉ là món đồ mua được, mà là cảm giác hài lòng khi đến với khu chợ đồ cũ giữa lòng Hà Nội - nơi mà nhịp sống dường như chậm lại, để người ta tìm thấy niềm vui từ những món đồ cũ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Đám cưới của NSND Như Quỳnh và nhiếp ảnh gia Nguyễn Hữu Bảo những năm 1980 từng gây sốt bởi sở hữu những tấm ảnh cưới có màu đầu tiên tại Hà Nội, khiến nhiều người không khỏi ngỡ ngàng.

Những tiệm xăm nghệ thuật cũng như bao điểm làm đẹp khác, phản ánh một phần cuộc sống đô thị hiện đại. Ở đó có những câu chuyện riêng tư mà mỗi người sẽ lưu giữ theo một cách rất riêng.

Cờ Tổ quốc không chỉ tung bay rực rỡ trong các dịp lễ lớn của đất nước, mà hàng ngày những lá cờ còn được treo trang trọng trong các ngõ phố. Việc làm đẹp không gian sống đã biến ngõ phố trở thành điểm đến ấn tượng của du khách.

Đi chợ đồ cũ đã trở thành thói quen mua sắm của nhiều người dù không phải lúc nào cũng chọn được đồ ưng ý, nhưng đó là cách họ để thư giãn và tận hưởng cảm giác khi tìm mua được món đồ yêu thích.

Cần mẫn bên nồi hấp mỗi sớm tinh mơ, nghệ nhân Hoàng Thị Lan đã có hơn 50 năm làm bánh cuốn, truyền giữ hương vị quê hương Thanh Trì qua từng lớp bánh mỏng, dẻo, thơm.

Giữa nhịp sống hiện đại, nghệ nhân ưu tú Phạm Công Bằng vẫn miệt mài gìn giữ và mang đến sức sống mới cho nghệ thuật múa rối cạn Tế Tiêu.