Cổ phục Việt được Great Việt Nam hồi sinh

Tìm hiểu cổ phục, các bạn trẻ nhận ra một số cổ phục Việt lâu nay được phục dựng theo hướng mô phỏng, có nhiều sai lệch. Thế là Great Vietnam ra đời, bắt đầu con đường phục dựng theo cách riêng của mình.

Cổ phục Việt là cả một kho tàng với nhiều loại trang phục khác nhau. Mỗi loại trang phục mang đặc điểm riêng biệt của từng triều đại. Chẳng hạn, triều Nguyễn thịnh hành loại áo ngũ thân - là tiền thân của áo dài cách tân mà ta thường thấy ngày nay.

Anh Vũ Đức, người sáng lập Great Vietnam, cho biết: "chiếc áo nhật bình này có hoa văn họa tiết chủ đạo là cổ phượng tam sơn thủy ba, cột nước nhiều màu sắc, có thêm cả hoa trái, trên áo nhật bình có cổ áo thêu 7 con phượng cùng với những hộc hoa lá, sọc kẻ là họa tiết rất đặc trưng của triều Lê Nguyễn".

Cổ phục Việt được hồi sinh mạnh mẽ nhờ các bạn trẻ

Với niềm yêu thích văn hóa truyền thống, Vũ Đức cùng những người bạn của mình đã thành lập nhóm Great Vietnam cùng theo đuổi ước mơ tái hiện vẻ đẹp của cổ phục Việt. Sau thời gian tìm hiểu, các thành viên trong nhóm nhận ra một số cổ phục Việt lâu nay được phục dựng theo hướng mô phỏng, có nhiều sai lệch. Vì thế, Great Vietnam bắt đầu con đường phục dựng theo cách riêng của mình.

Ở nước ta, những nghiên cứu về cổ phục còn hạn chế, tư liệu về trang phục không nhiều, chủ yếu là ở thời nhà Nguyễn. Chính vì vậy, việc phục dựng trang phục cổ sao cho giống với nguyên bản nhất gặp không ít khó khăn.

Great Việt Nam được thành lập vào năm 2019, tập trung nghiên cứu, phục dựng trang phục của người Việt từ hàng trăm năm trước. Một số trang phục nhóm phục dựng đã được giới thiệu trong các chương trình nghệ thuật, dự án ảnh. Ba thành viên nòng cốt của nhóm là Vũ Đức, Trương Tuấn Anh (thiết kế trang phục) và Đoàn Thành Lộc (nhà nghiên cứu văn hóa Trung - Việt).

Khách hàng của Great Việt Nam là những nghệ sĩ, diễn viên có nhu cầu sử dụng trang phục lễ nghi khi biểu diễn. Đối tượng khách hàng khá chọn lọc, nhưng lại có khả năng lan tỏa rộng lớn tới công chúng. Những sản phẩm của Great Việt Nam do nhóm tự thực hiện tất cả các công đoạn, từ khâu thiết kế, tạo mẫu, tới may đo.

Great Vietnam dự định sẽ tiếp tục góp phần xây dựng dữ liệu về cổ phục Việt ngày càng dày dặn hơn, lấp đầy những khoảng trống trong nghiên cứu. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Để khơi dậy tình yêu với sách, lan tỏa văn hóa đọc, nhiều tổ chức, cá nhân đang nỗ lực xây dựng những tủ sách, thư viện cộng đồng ngay tại các khu dân cư, tổ dân phố. Hoạt động này đang dần trở thành phong trào, thu hút đông đảo người dân tham gia, bởi đó không chỉ là nơi giao lưu của những người yêu sách mà còn giúp cộng đồng thêm gắn kết.

UBND Thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 09 ngày 22/2/2022 của Thành ủy về "Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045".

Với sự phát triển của công nghệ số và các thiết bị điện tử, văn hóa đọc đang dần bị mai một. Tuy nhiên, vẫn có những mô hình giúp lan tỏa văn hóa đọc tới thanh thiếu niên. Góc đọc cuối tuần của NXB Kim Đồng là một trong số đó.

Một không gian giao lưu văn hóa hữu nghị ấm áp và độc đáo, tái hiện lại các nghi lễ truyền thống chúc mừng Tết cổ truyền một số nước ở khu vực châu Á vừa được tổ chức tại Hà Nội. Sự kiện do Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị Hà Nội và Đại sứ quán Lào đồng tổ chức. Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ và đại diện nhiều nước châu Á, các đoàn ngoại giao đã tham dự.

Triển lãm có chủ đề "Đường lên Điện Biên", giới thiệu 70 tác phẩm mỹ thuật nhiều chất liệu khác nhau như sơn mài, sơn dầu, điêu khắc… được 34 hoạ sĩ sáng tác trong và sau thời gian diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ.

“Việt Nam - những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử Thế giới” là chủ đề của triển lãm ảnh được tổ chức tại không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm và phụ cận trong dịp nghỉ lễ này.