Hà Nội khai thác du lịch đêm gắn với di sản

Ngoài việc tạo ra các không gian văn hóa mới góp phần bảo tồn, quảng bá văn hóa truyền thống, nghệ thuật, ẩm thực, thì du lịch đêm đã trở thành nền tảng để phát triển kinh tế ban đêm dựa trên nguồn lực của di tích lịch sử, di sản văn hóa của Thủ đô ngàn năm văn hiến.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration -:-
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time -:-
1x

Lấy bề dày lịch sử và văn hóa truyền thống làm gốc, Hà Nội đang dần chuyển mình thành “Thủ đô không ngủ” để đánh thức các di tích lịch sử, di sản văn hóa và văn hóa truyền thống, đưa chúng bước vào ngành kinh tế ban đêm bằng những bước đi cụ thể.

Phần lớn sản phẩm du lịch đêm tại các di sản của Hà Nội đều thu hút lượng khách khá lớn. Ngay cả những hoạt động có thu phí như tour trải nghiệm tại Hoàng thành Thăng Long, Nhà tù Hỏa Lò, Bảo tàng Phụ nữ, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đều luôn trong tình trạng hết vé sớm.

Hay trong “Chuyện phố Hàng” được trình diễn tại không gian Ngôi nhà di sản 87 Mã Mây, người xem không chỉ gặp lại chủ nhân ngôi nhà cùng những hoạt động thường ngày của nghề thuốc đông y mà còn được chứng kiến sự trăn trở trong việc bảo tồn vốn cổ của cha ông trước những làn sóng văn minh phương Tây mà không phải chỉ ở ngày hôm nay chúng ta mới đối mặt.

Việc phát triển các hoạt động du lịch đêm kết hợp với các di sản cũng giúp nâng cao giá trị của những khu vực di tích, đồng thời bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, thu hút du khách trong nước, hấp dẫn  khách quốc tế, những người mong muốn khám phá một Hà Nội vừa cổ kính, vừa hiện đại, vừa sống động về đêm.

Việc khai thác du lịch đêm gắn với di sản không chỉ giúp phát triển nền kinh tế du lịch mà còn tạo ra một không gian văn hóa đặc sắc, nơi du khách có thể trải nghiệm và cảm nhận sự kết nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa những giá trị văn hóa lâu đời và nhịp sống hiện đại của Thủ đô.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Xin chữ đầu năm là truyền thống, nét văn hóa lâu đời của dân tộc. Trong ngày này, hình ảnh những ông đồ với áo the, khăn xếp di chuyển ngọn bút lông trên nền giấy đỏ đã trở thành hình ảnh in đậm trong văn hóa cổ truyền của dân tộc. Nét đẹp ấy đang dần trở lại trong cuộc sống hiện đại ngày nay.

Chào xuân Ất Tỵ, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát ở Đường Lâm, Sơn Tây, đã chế tác bộ tác phẩm "Thạch ong xà" gồm 45 bức tượng về rắn – linh vật năm 2025, kết hợp giữa điêu khắc gỗ, đá và nghệ thuật sơn mài.

Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều di tích của Hà Nội mở cửa miễn phí, tạo cơ hội cho người dân, du khách thập phương tham quan và tìm hiểu về lịch sử, văn hóa của Thủ đô.

Đường hoa Nguyễn Huệ phục vụ người dân và du khách tại TP.HCM dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đã hoàn thành, sẵn sàng khoe hương sắc đón mừng năm mới.

Ngày 27/1, Việt Nam lần đầu tiên tham dự vòng chung kết Bocuse d’Or – giải đấu danh giá được ví như "Thế vận hội của ngành ẩm thực" – tại Lyon, Pháp. Đây là sự kiện quy tụ 24 đội tuyển với các đầu bếp ở đẳng cấp quốc tế.

Triển lãm nghệ thuật “Dấu xưa văn hiến” đang diễn ra tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, mang đến một không gian nghệ thuật đầy sáng tạo, tôn vinh di sản văn hóa và tinh hoa nghề truyền thống của Thăng Long - Hà Nội, thu hút rất đông du khách tới tham quan.