Hà Nội nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách
Là những hình ảnh dễ nhận thấy trên nhiều tuyến đường xung quanh khu vực các bến xe lớn của Thủ đô, hoạt động vận tải khách tuyến cố định hiện đang gặp phải sự cạnh tranh rất lớn từ xe "dù", bến "cóc", xe limousine trá hình hoạt động như xe khách tuyến cố định. Do không cạnh tranh được nên nhiều doanh nghiệp vận tải tuyến cố định hoạt động rất khó khăn, hoặc chấp nhận sẵn sàng vi phạm luật, tuỳ tiện dừng đỗ, đón trả khách dọc đường, hoặc phải bỏ bến ra ngoài chạy "dù".
Hiện nay, mạng lưới tuyến vận tải hành khách tuyến cố định liên tỉnh đường bộ của Hà Nội kết nối 41 tỉnh, thành phố với 897 tuyến vận tải, 502 đơn vị vận tải, 3.303 phương tiện, hoạt động 3.556 chuyến/ngày (trong đó có 38 đơn vị vận tải thuộc Hà Nội với tổng cộng 450 xe). Trong thời gian qua, các cơ quan liên quan đều nhận diện được nguyên nhân dẫn tới việc xe "dù", bến "cóc" phát triển rầm rộ. Nhiều đơn vị vận tải hoạt động "lách" luật hoạt động trá hình như xe khách liên tỉnh tuyến cố định. Lực lượng chức năng cũng thường xuyên tổ chức kiểm tra, xử lý nhưng vi phạm không giảm.
Phòng Quản lý vận tải - Sở GTVT Hà Nội cho rằng, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của các lực lượng chức năng còn có lúc, có nơi chưa quyết liệt, chưa thường xuyên; Trong khi đó, các bến xe trên địa bàn thành phố chưa được quan tâm đầu tư, thiếu các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vu, thu hút hành khách, doanh nghiệp vận tải. Về nguyên nhân khách quan, hiện khâu tổ chức vận hành bến, tổ chức giao thông tại một số bến xe còn chưa khoa học, chưa thuận lợi cho xe ra vào bến; vị trí địa lý giữa các bến xe trên cùng một hướng tuyến còn gần nhau… Mặt khác, tại một số khu vực phát sinh tình trạng xe hợp đồng "trá hình" hoạt động đón trả khách sai quy định…
Nhận diện rõ những bất cập về xe "dù", bến "cóc" và đang nỗ lực xử lý, sở GTVT Hà Nội yêu cầu các bến xe và doanh nghiệp vận tải phải phối hợp chặt chẽ, đồng hành với nhau để cùng đổi mới, nâng cao chất lượng dịch vụ, qua đó thu hút hành khách.
Lãnh đạo sở GTVT Hà Nội khẳng định ủng hộ chủ trương thí điểm phát triển xe trung chuyển hành khách, nhưng loại hình này phải có nhận diện thương hiệu, lộ trình rõ ràng là từ bến đến bến, từ bến đến các điểm trung tâm thành phố để bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông.
Sau nhiều năm chậm tiến độ, tuyến đường Vũ Quỳnh, quận Nam Từ Liêm, dự kiến sẽ giải phóng mặt bằng và hoàn thành thi công trong năm 2025.
Bị trừ hết điểm bằng lái, lái xe sẽ không được điều khiển phương tiện trong thời gian 6 tháng. Đây là quy định tại Thông tư 65 năm 2024 của Bộ Công an quy định kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ để được phục hồi điểm giấy phép lái xe (GPLX).
Hội nghị công bố Nghị quyết số 1255/NQ-UBTVQH15 ngày 24/10/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2023 - 2025 diễn ra vào ngày 22/11.
Chủ tịch nước đã quyết định tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho hai phi công vụ rơi máy bay YAK-130 ở Bình Định.
Dự án xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên đã phải bổ sung ngân sách khoảng 830 tỷ đồng do tiền đền bù, giải phóng mặt bằng tăng theo khung giá đất vừa được ban hành, nhưng TP.HCM vẫn quyết tâm để dự án sớm về đích, nhanh chóng đưa vào sử dụng, chống lãng phí.
Sáng 22/11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức hội nghị sơ kết 5 năm thi hành Luật Thư viện.
0