Khai thác giá trị văn hoá tín ngưỡng Nam Bộ phát triển du lịch

Du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn với rất nhiều loại hình du lịch, sản phẩm du lịch được phát triển, không chỉ góp phần thúc đẩy đời sống kinh tế, mà còn đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Đặc biệt là du lịch văn hóa, du lịch tâm linh.

Thời gian qua, nhiều địa phương khu vực Nam Bộ đã khai thác và phát huy những giá trị của tín ngưỡng, tôn giáo trong phát triển du lịch, thông qua các kiến trúc cảnh quan, lễ hội truyền thống.

Đình Nguyễn Trung Trực ở thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang là nơi được nhiều người dân, du khách đến chiêm bái, tham quan. Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực được người dân Đồng bằng sông Cửu Long xem như vị thần có công lớn với đất nước.

Ngư dân Kiên Giang tin thờ cụ Nguyễn là vị thần che chở, phù hộ cho nghề đi biển. Lễ giỗ Nguyễn Trung Trực hằng năm đã trở thành một lễ hội dân gian đặc sắc, thu hút hàng trăm ngàn người dân và du khách trong ngoài tỉnh tham dự.

Anh Đặng Trung Hưng, du khách Hải Phòng, cho biết: “Tại đây, Đền thờ của vị anh hùng Nguyễn Trung Trực là một câu chuyện truyền cảm hứng cho rất nhiều người. Mình nghĩ trong các tour nên đưa những nơi thờ của vị anh hùng Nguyễn Trung Trực vào để giới thiệu”.

Sự phong phú, đa dạng của các loại hình tín ngưỡng, lễ hội truyền thống tạo nên văn hóa tín ngưỡng và chứa đựng trong đó những nét văn hóa đặc sắc có sức hấp dẫn lớn đối với du khách trong nước và quốc tế.

Tại Nam Bộ, nhiều di tích tín ngưỡng và lễ hội đã trở thành điểm đến hàng đầu thu hút khách du lịch. Nổi bật nhất là Lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam (Châu Đốc, An Giang), Lễ hội Núi Bà Đen (Tây Ninh), Lăng Ông Bà Chiểu (TP.HCM), Lễ hội Nghinh Ông (ở các địa phương có biển), Lễ hội Nguyên Tiêu của đồng bào Hoa…

Ông Trần Chí Minh, giảng viên Trường Đại học Văn Lang, TP.HCM, chia sẻ: “Tết Nguyên Tiêu là một lễ hội có từ rất lâu đời, là 1 trong 3 ngày Tết lớn nhất trong năm của đồng bào Hoa. Nó rất là náo nhiệt từ sáng đến đêm. Tất cả các hội quán, đền miếu, các đội lân sư rồng và người dân, du khách đều đổ về đây để biểu diễn, vui hội, tạo nên không khí cực kỳ náo nhiệt, sôi động".

Thời gian qua, ngành du lịch nhiều địa phương đã tập trung đầu tư, tạo ra những tour, tuyến du lịch tâm linh và đã đạt được nhiều kết quả khả quan, thu hút du khách, đang trở thành động lực thúc đẩy ngành kinh tế du lịch phát triển.

Dù vậy, việc khai thác giá trị văn hóa tín ngưỡng để phát triển du lịch vẫn còn nhiều hạn chế, nhiều nơi chưa nhận thức được giá trị tích cực của tín ngưỡng, tôn giáo và chưa thấy cần thiết phải khai thác; hạn chế về nguồn nhân lực phục vụ cho du lịch tâm linh, du lịch tín ngưỡng.

TS. Phạm Ngọc Hường - Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ, cho hay: “Nhiều địa phương đã khai thác các giá trị tích cực của di sản văn hóa lễ hội truyền thống để phát triển du lịch, phát triển kinh tế địa phương. Thông qua đó, có nguồn lực để đầu tư trở lại cho việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản lễ hội, giúp di sản lễ hội truyền thống tồn tại mãi mãi”.

Các di tích tín ngưỡng, tôn giáo và lễ hội truyền thống ở nước ta nói chung, Nam Bộ nói riêng là tài nguyên vô giá đối với sự phát triển của ngành du lịch. Do vậy, cần giải quyết tốt những hạn chế còn tồn tại, phát huy, kế thừa, chọn lọc những giá trị văn hóa của tín ngưỡng, lễ hội trong phát triển du lịch, góp phần thúc đẩy "ngành công nghiệp đẻ trứng vàng".

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Khi không khí Tết Ất Tỵ 2025 bắt đầu tràn ngập, tại huyện Hóc Môn (TP.HCM), một xưởng chế tác tượng đang thu hút sự chú ý với những mô hình rắn khổng lồ độc đáo.

Với người Hà Nội, uống trà là một thú chơi thanh đạm. Pha cho mình cũng như pha trà mời khách, người ta phải để vào đó nhiều công phu. Sự cầu kỳ, tỉ mỉ của nghệ thuật ướp trà, pha trà rồi thưởng trà…, tất cả phối hợp hoàn hảo với nhau để tạo nên nét văn hóa thưởng trà riêng có của người Hà Nội xưa.

Quận Hoàn Kiếm vừa khánh thành dự án chỉnh trang tuyến phố ẩm thực ngõ Hàng Bông – Tống Duy Tân, đánh dấu thêm một dự án nghệ thuật công cộng sau phố bích hoạ Phùng Hưng và Cửa Nam.

Là tuyến phố thơ mộng nằm ven hồ Tây, đường Quảng An có sức lôi cuốn đến kỳ lạ. Ở bất cứ điểm nào của con phố, du khách đều có thể ngắm được mặt nước mênh mông của hồ Tây.

Từ nay đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên địa bàn Hà Nội sẽ diễn ra nhiều hoạt động văn hoá đặc sắc, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, để mỗi người, mỗi nhà đều có thể chọn cho mình những điểm đến vui xuân ý nghĩa.

Hoạt động biểu diễn văn hóa nghệ thuật ở phố cổ Hà Nội bắt đầu được triển khai từ năm 2014 tới nay, với sự tham gia của nhiều trung tâm, đoàn nghệ thuật và câu lạc bộ truyền thống lẫn hiện đại, tạo ra sự hấp dẫn riêng của phố cổ Hà Nội. Toàn bộ 20 điểm biểu diễn đều phục vụ miễn phí người dân và du khách tham quan.