Kinh nghiệm trong quốc tế hoá giáo dục đại học
Hiện nay, thế giới liên tục biến động, nhu cầu về giáo dục chất lượng cao ngày càng gia tăng ở các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Sinh viên giờ không chỉ mong muốn theo học các chương trình trong nước mà còn mong muốn học tập các chương trình tiên tiến trên thế giới.
Tại Diễn đàn Quốc tế hoá Giáo dục Đại học vừa được tổ chức tại trường Đại học Ngoại thương với sự tham gia của gần 100 trường đại học trong nước và quốc tế, các tổ chức giáo dục, cùng 25 Đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam, việc thiết lập các chi nhánh quốc tế được khẳng định đóng vai trò quan trọng trong quốc tế hoá giáo dục ở các nước đang phát triển. Những kinh nghiệm của việc mở rộng giáo dục xuyên quốc gia; cũng như cung cấp giáo dục quốc tế chất lượng cao tại Việt Nam đã được chia sẻ.
Ông Rob Stevens, Tổng Giám đốc Phát triển Đối tác Toàn cầu, Đại học Massey (New Zealand) chia sẻ: "Thông thường một trường đại học có uy tín trên thế giới khi thiết lập các chi nhánh tại một quốc gia khác sẽ có ba giai đoạn: tiếp cận với các trường đại học ở địa phương; xây dựng hoàn thiện hơn hệ sinh thái giáo dục tại các trường đại học địa phương và giai đoạn thứ ba là thiết lập các chi nhánh hoạt động độc lập. Liên kết quốc tế là tương lai của chúng ta. Với kinh nghiệm xây dựng chi nhánh tại Singapore chúng tôi thấy rằng thay vì tự mình xây dựng mọi thứ ở một quốc gia nước ngoài, việc thiết lập một mối quan hệ đối tác mạnh mẽ và đáng tin cậy với một trường đại học địa phương sẽ tốt hơn nhiều".
PGS.TS Phạm Thu Hương, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Ngoại thương cho biết: "Việc hợp tác quốc tế là truyền thống và được nhà trường thúc đẩy rất sớm. Tới nay chúng tôi có gần 300 đối tác trên khắp thế giới. Đến bây giờ không đơn thuần chúng tôi triển khai các chương trình đào tạo hợp tác mà chúng tôi đã phát triển chương trình của chính chúng tôi và được công nhận bởi các trường đối tác".
Khi giáo dục đại học được thực hiện phi biên giới, việc các trường đại học ở Việt Nam tận dụng được cơ hội ở giai đoạn một và giai đoạn hai khi các trường đại học quốc tế tiếp cận với các trường đại học địa phương là rất quan trọng.
Sáng 20/12, Trường Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Lorraine (Cộng hòa Pháp) tổ chức Hội thảo quốc tế về Toán ứng dụng và Khoa học máy tính năm 2024.
Từ 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép các trường phổ thông được xây cao không quá 5 tầng, thay vì 3 tầng như hiện nay nhằm giải quyết bài toán quá tải sĩ số, thiếu lớp học.
Với mong muốn hỗ trợ Việt Nam phát triển tài năng trẻ, từ năm 2025, 15 suất học bổng toàn phần của Hàn Quốc trị giá 25 triệu won/học bổng (tương đương với khoảng 440 triệu đồng), sẽ được trao mỗi năm cho các sinh viên xuất sắc của ba đại học top đầu của Việt Nam là: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh và Đại học Duy Tân.
Sáng 20/12, Quận ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam quận Ba Đình tổ chức gắn biển công trình Trường THCS Nguyễn Trãi.
Sáng 20/12, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức lễ gặp mặt các đội tuyển học sinh giỏi TP. Hà Nội tham dự Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia bậc THPT, năm học 2023-2024.
Năm học 2024 - 2025, ngành giáo dục Thủ đô chú trọng nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên; thực hiện giáo dục kỹ năng công dân số cho học sinh theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thông qua tổ chức nhiều chuyên đề, hội giảng nhằm bồi dưỡng đội ngũ nâng cao trình độ công nghệ thông tin.
0