Kinh tế thế giới dần phục hồi nhưng chưa ổn định

Thế giới năm 2024 tiếp tục chứng kiến nhiều biến động, rủi ro địa chính trị tăng cao, thiên tai và hàng loạt cuộc xung đột tại nhiều điểm nóng trở thành rào cản đối với tăng trưởng kinh tế. Mặc dù phải đối mặt với không ít "cơn gió nghịch", các số liệu cho thấy nền kinh tế toàn cầu về tổng thể đã cho thấy khả năng phục hồi ấn tượng và có nhiều tín hiệu lạc quan.

Năm 2024 có thể xem là một năm đầy biến động của kinh tế thế giới với những gam màu sáng tối đan xen. Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), kinh tế thế giới dự kiến đạt mức tăng trưởng 3,2% trong năm nay. Con số này tương tự mức tăng trưởng của năm ngoái. 

Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng vững vàng này đạt được trong bối cảnh lạm phát toàn cầu giảm tốc nhanh. Với sự hỗ trợ từ lập trường chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương, lạm phát toàn phần tiếp hiện đã lùi về mức mục tiêu ở gần một nửa các nền kinh tế phát triển và gần 60% các nền kinh tế mới nổi.

Ông Pierre-Olivier Gourinchas, nhà kinh tế trưởng của IMF cho biết: "Cuộc chiến chống lạm phát gần như đã thắng lợi. Sau khi đạt đỉnh ở mức 9,4% theo năm vào quý 3 năm 2022, hiện chúng tôi dự báo lạm phát tiêu đề sẽ giảm xuống còn 3,5% vào cuối năm tới. Ở hầu hết các quốc gia, lạm phát đang dao động gần với mục tiêu của ngân hàng trung ương. Hiện lạm phát đã giảm trong khi nền kinh tế toàn cầu vẫn phục hồi. Tăng trưởng dự kiến sẽ giữ ổn định ở mức 3,2% trong năm 2024 và 2025."

Mặc dù vậy, kinh tế thế giới năm 2024 cũng chứng kiến triển vọng tăng trưởng khá chênh lệch giữa các khu vực và các nền kinh tế. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), Mỹ - nền kinh tế số một thế giới, dự kiến đạt mức tăng trưởng 2,8% nhờ động lực chi tiêu tiêu dùng mạnh mẽ và đang hướng tới kịch bản hạ cánh mềm. 

Tại Trung Quốc, nhu cầu nội địa có dấu hiệu phục hồi nhờ các biện pháp kích thích mạnh nhất kể từ đại dịch Covid-19, kết hợp với chính sách tài khóa và tiền tệ. Mặc dù vậy, sự trì trệ của lĩnh vực bất động sản và tài chính vẫn gây ảnh hưởng không nhỏ đến tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc dự kiến đạt khoảng 5% trong năm 2024.

Hai nền kinh tế lớn thứ ba và thứ tư thế giới là Nhật Bản và Đức không tăng trưởng, thậm chí có dấu hiệu suy giảm. Khu vực đồng euro (Eurozone) dự kiến chỉ tăng trưởng 0,8% trong năm 2024. Trong khi đó, các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển như Ấn Độ, Nga, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ... dẫn đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng.

Theo các chuyên gia, mảng màu sáng nhất trong bức tranh kinh tế toàn cầu năm 2024 là mức tăng trưởng nhanh của hoạt động giao dịch thương mại quốc tế. Bloomberg và Liên hợp quốc ước tính, thương mại toàn cầu sẽ cán mốc kỷ lục 33.000 tỷ USD, tăng 1.000 tỷ USD so với năm 2023 và là mức cao nhất mọi thời đại. 

Trong khi đó, phủ bóng lên nền kinh tế thế giới năm 2024 là gánh nặng nợ công và thâm hụt ngân sách hiện ở mức rất cao và còn được dự báo sẽ tiếp tục phình to, gây rủi ro tài chính nghiêm trọng, khiến chi tiêu chính phủ bị hạn chế.

Bà Kristalina Georgieva, Tổng Giám đốc IMF chia sẻ: "Nền kinh tế toàn cầu đang có nguy cơ bị kẹt trên con đường tăng trưởng thấp nợ cao. Điều đó có nghĩa là thu nhập thấp hơn và ít việc làm hơn. Nó cũng có nghĩa là doanh thu của chính phủ thấp hơn. Vì vậy, ít đầu tư hơn để hỗ trợ các gia đình và chống lại những thách thức dài hạn như biến đổi khí hậu."

IMF cảnh báo, đến hết năm 2024, tổng lượng nợ công trên thế giới có thể tăng lên mức tương đương 93% GDP toàn cầu và có thể chạm ngưỡng nguy hiểm 100% GDP vào năm 2030, ngang bằng tổng sản lượng kinh tế hằng năm của thế giới. 

Năm 2024, hàng loạt điểm nóng bùng phát đã tác động mạnh tới nền kinh tế thế giới, xuất phát từ các cuộc xung đột kéo dài ở Ukraine, Trung Đông, bất ổn chính trị ở hàng loạt nền kinh tế lớn như Đức, Pháp, Hàn Quốc... cũng như các lực lượng cánh hữu tại Nghị viện châu Âu (EP). Trong bối cảnh kinh tế thế giới đối mặt xu hướng phân mảnh thị trường ngày càng rõ nét, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn đe dọa làm suy yếu hợp tác quốc tế, các chuỗi cung ứng, cũng như sự ổn định và tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Theo kế hoạch, đến tháng 1/2025, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump mới chính thức trở lại Nhà trắng cùng chính sách "nước Mỹ trước tiên", nhưng những tranh cãi về thương mại giữa Mỹ với các đối tác đã nổi lên. 

OECD cảnh báo, chủ nghĩa bảo hộ thương mại gia tăng, đặc biệt là từ các nền kinh tế lớn nhất, gây ra rủi ro bất lợi, làm tăng chi phí và giá cả, giảm mức sống của người tiêu dùng, hạn chế đầu tư, qua đó tác động tiêu cực đến tăng trưởng chung. 

Tổng Thư ký OECD Mathias Cormann nhận định, mặc dù trong năm 2024, kinh tế toàn cầu tiếp tục đà phục hồi nhưng vẫn còn phải đối mặt nhiều thách thức và triển vọng tăng trưởng trung hạn khá yếu. Trong bối cảnh đó, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde nhận định, kinh tế thế giới sẽ còn hiều bất ổn trong năm 2025.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Quân đội Israel vừa tiến hành nhiều vụ không kích nhắm vào khu vực Nabatieh ở miền Nam Liban, bất chấp lệnh ngừng bắn kéo dài 60 ngày giữa Tel Aviv và lực lượng Hezbollah do Iran hậu thuẫn đạt được hồi cuối tháng 11/2024.

Theo tin mới nhất của Yonhap, Cơ quan Điều tra Tham nhũng quan chức cấp cao Hàn Quốc (CIO) vừa thông báo CIO sẽ dừng thực thi lệnh bắt giữ Tổng thống Yoon Suk Yeol do liên quan đến động thái thiết quân luật ngắn ngủi hôm 3/12/2024. CIO cho biết sẽ xem xét các bước tiếp theo.

Một chiếc máy bay nhỏ đã đâm vào một nhà kho thương mại gần sân bay thành phố Fullerton ở bang California, Mỹ, gây ra hỏa hoạn nghiêm trọng. Vụ việc khiến hai người thiệt mạng và 18 người bị thương.

Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc ngày 3/1 sẽ tổ chức phiên điều trần lần thứ hai phục vụ công tác chuẩn bị cho phiên xét xử luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol.

Một đám đông người biểu tình đã đối đầu với cảnh sát bên ngoài dinh thự của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol, khi Cơ quan chống tham nhũng (CIO) đang thi hành lệnh bắt giữ nhà lãnh đạo này.

Công tố viên Hàn Quốc hôm nay đã truy tố một chỉ huy quân đội cấp cao và người đứng đầu đơn vị tác chiến đặc biệt của quân đội về vai trò của họ trong việc áp đặt thiết quân luật hôm 3/12.