Làng mai đón Tết
Đã nhiều ngày nay, anh Phan Văn Thành ở Tản Lĩnh, Ba Vì cùng các thành viên trong gia đình đều thức dậy từ rất sớm để chăm sóc hàng nghìn gốc mai phục vụ người dân đón Tết.
Anh Thành chia sẻ: "Sáng dậy, tôi bắt đầu tưới sương để cho khỏi sương muối, làm sao để đỡ quắt mấy cành hoa và để nở đúng vào dịp Tết. Khách mua năm nay đến mua nhiều hơn mọi năm. Số lượng cây của nhà vườn mỗi năm đều tăng lên để đáp ứng cho khách hàng. Mỗi năm tăng lên hàng nghìn cây, thế nhưng đến 25, 27 Tết là nhà vườn bán hết".
Từ đầu giờ sáng, khu vườn đã có khách đến xem và chọn mua mai. Là khách mua buôn hoa mai lâu năm, anh Đỗ Đình Hương ở tỉnh Nam Định cũng đi chọn và xem qua rất nhiều cây tại vườn trong làng.
Anh Hương cho hay: "Thường tôi cứ mua vào khoảng mùng 10 đến tầm độ khoảng 15 Tết. Thời điểm ấy là mình phát hiện được hoa có chuẩn để kịp Tết hay không. Đối với hoa mai thì nguyên tắc là cái răng của nó phải đẹp, thứ hai là nụ."
Bên cạnh việc bán các cây mai hoàn thiện, người dân ở đây cũng bắt tay vào trồng và gieo giống các cây cho vụ Tết năm sau.
Anh Phan Ngọc Khánh ở Ba Vì cho biết: "Tết nhiều việc, vừa bán cây cho khách, vừa phải uốn cây làm sản phẩm sang năm. Mùa thích hợp nhất để ươm cây Nhất Chi Mai là vào tầm khoảng Tết này, cứ lạnh xuống và hợp nhất là phải có mưa xuân."
Thôn An Hòa, xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì có hàng chục vườn mai đang được chăm sóc kỹ càng để phục vụ Tết. Ngày nào cũng có rất nhiều khách ở trong nội đô và các tỉnh xung quanh đến tận vườn mua mai, khiến chủ vườn tất bật từ sáng đến tối khuya.
Từng chậu mai được mang đi, không chỉ là một sản phẩm của một năm lao động vất vả mà còn là món quà tinh thần, mang theo hy vọng và niềm vui đến khắp mọi miền trong dịp Tết đến, xuân về.
Cờ Tổ quốc không chỉ tung bay rực rỡ trong các dịp lễ lớn của đất nước, mà hàng ngày những lá cờ còn được treo trang trọng trong các ngõ phố. Việc làm đẹp không gian sống đã biến ngõ phố trở thành điểm đến ấn tượng của du khách.
Đi chợ đồ cũ đã trở thành thói quen mua sắm của nhiều người dù không phải lúc nào cũng chọn được đồ ưng ý, nhưng đó là cách họ để thư giãn và tận hưởng cảm giác khi tìm mua được món đồ yêu thích.
Cần mẫn bên nồi hấp mỗi sớm tinh mơ, nghệ nhân Hoàng Thị Lan đã có hơn 50 năm làm bánh cuốn, truyền giữ hương vị quê hương Thanh Trì qua từng lớp bánh mỏng, dẻo, thơm.
Giữa nhịp sống hiện đại, nghệ nhân ưu tú Phạm Công Bằng vẫn miệt mài gìn giữ và mang đến sức sống mới cho nghệ thuật múa rối cạn Tế Tiêu.
Giữa sự tất bật của Thủ đô, tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương vẫn có những điều lặng lẽ mà đẹp đẽ trong sự tận tâm của những người thầy thuốc và tấm lòng rộng mở của những người hiến máu.
Chương trình tọa đàm, gặp mặt nhân chứng lịch sử với chủ đề “Hà Nội - Ý chí và niềm tin quyết thắng” được Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội, Bảo tàng Hà Nội tổ chức vào sáng nay 9/4.
0